Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc là dài hạn để tiến hành về những hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, ở trong khoảng thời gian xác định. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao nhiêu năm?
Khoản 4 Điều 3 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Đầu tư có giải thích rằng dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc là dài hạn để tiến hành về những hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, ở trong khoảng thời gian xác định. Theo quy định của pháp luật về đầu tư thì có các loại dự án đầu tư như sau:
– Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách là mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
– Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc là dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
– Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Điều 44 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Đầu tư quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư như sau:
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn mà đang có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc là các dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thì sẽ có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
– Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì khi đó thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
– Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng sẽ không được quá thời hạn tối đa trên, trừ các dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc là bên Việt Nam.
Theo quy định trên thì sẽ tùy từng trường hợp mà thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Dự án đầu tư trong khu kinh tế: thời hạn hoạt động sẽ không quá 70 năm.
– dự án đầu tư ngoài khu kinh tế: thời hạn hoạt động sẽkhông quá 50 năm. Nếu như Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn mà đang có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng tiến độ thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn hoạt động của dự án đầu tư:
Khoản 1, 2, 3 Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư có quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư như sau:
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật (đã nêu ở mục trên) được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận về đăng ký đầu tư lần đầu. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì khi đó thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định về việc cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp nhà đầu tư đã có quyết định giao đất, quyết định về việc cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm được bàn giao đất thì khi đó thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa.
– Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc là giảm thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sau khi mà thực hiện điều chỉnh không được vượt quá về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật (đã nêu ở mục trên)
– Căn cứ mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận về chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định thời hạn hoạt động, điều chỉnh về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tương ứng vừa nêu trên.
Theo quy định trên thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sẽ được tính như sau:
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu
– Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì khi đó thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định về việc cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
– Trường hợp nhà đầu tư đã có quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm được bàn giao đất thì khi đó thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa.
Lưu ý rằng, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm thời hạn hoạt động của những dự án đầu tư, tuy nhiên thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không được vượt quá về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư đã nêu ở mục trên.
3. Quy định về gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư:
Căn cứ khoản 4 Điều 44 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Đầu tư và khoản 4, 5 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư thì quy định về gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư như sau:
– Các dự án đầu tư mà không được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư:
+ Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc là bên Việt Nam.
– Điều kiện để được xem xét, quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư:
+ Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có); phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, những chương trình kế hoạch phát triển nhà ở (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị);
+ Đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất theo các quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng đất).
– Thời gian gia hạn hoạt động đối với dự án đầu tư: được xem xét dựa trên cơ sở mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án và sẽ không được vượt quá thời hạn tối đa của hoạt động của dự án đầu tư đã nêu ở mục trên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Đầu tư.
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: