Cũng giống như các phương tiện khác, phương tiện thủy nội địa (tàu, thuyền, ...) có kết cấu đặc biệt mà khi được đưa vào hoạt động phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy thời hạn, hồ sơ và thủ tục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn đăng kiểm phương tiện thủy nội địa:
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn đến Cục đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục đăng kiểm Việt Nam ủy quyền. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ. Đối với các hồ sơ đã khắc phục các tồn tại theo
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định, đối với thiết kế các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; các loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới; phương tiện chở hóa chất nguy hiểm, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, phương tiện chở khí hóa lỏng, tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60°C; tàu đệm khí, tàu khách cao tốc; khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn, Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn; nếu đạt yêu cầu hợp lệ thì được cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT ngày 26/7/2013 của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải quy định và biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa, cấp Thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn/thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT; nếu không đạt yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.
2. Hồ sơ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa:
Theo Điều 13 của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT thì phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị hồ sơ đăng kiểm, tem kiểm định và số kiểm soát cấp cho phương tiện. Sau khi phương tiện được kiểm tra mà có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được cấp các hồ sơ gồm:
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa;
+ Các loại biên bản và báo cáo về kiểm tra kỹ thuật phương tiện;
+ Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước của phương tiện khi chủ phương tiện có yêu cầu;
+ Đối với phương tiện có thiết bị nâng hàng cần có sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng;
+ Đối với các phương tiện thủy nội địa thì được cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp.
– Với tem kiểm định phương tiện nội địa thủy theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư 15/2013/TT-BGTVT được cấp kèm theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Tem kiểm định được dán trên phương tiện được quy định như sau:
+ Tem kiểm định được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của kính (nhìn từ lái về mũi phương tiện thủy nội địa), ở vị trí dễ quan sát đối với phương tiện có kính phía trước vô lăng lái;
+ Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của vách trước ca-bin hoặc buồng ngủ (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát đối với phương tiện có ca-bin hoặc buồng ngủ nhưng có thành quây hầm hàng;
+ Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát, ít bị va chạm và ít bị ảnh hưởng của thời tiết đối với các loại phương tiện còn lại.
– Với số kiểm soát thì yêu cầu phương tiện sau khi được kiểm tra mà thỏa mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chẩn kỹ thuật sẽ được đóng hoặc gắn một số kiểm soát, số kiểm soát được đóng hoặc gắn trên phương tiện nhằm kiểm soát từng phương tiện và số lượng phương tiễn đã được đăng kiểm trên toàn quốc. Số kiểm soát gồm 02 phần là phần chữ và phần số. phần chữ đối với các phương tiện quy định tại khoản 1,2,3 Phụ lục IX của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT thì có hai chữ in hoa là VR, đối với phương tiện quy định tại khoản 4 Phụ lục IX của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT thì có chữ VS. Còn phần số được lưu vào cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện trong suốt quá trình hoạt động phương tiện: gồm 8 (tám) chữ số, hai chữ số đầu là 2 (hai) chữ số cuối của năm đóng phương tiện, sáu chữ số tiếp theo là số tự nhiên do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý và cấp trực tiếp cho các đơn vị đăng kiểm, sáu số này sau khi đơn vị đăng kiểm nhận được thì phải xác nhận về Cục đăng kiểm Việt Nam. Hàng tháng, đơn vị đăng kiểm phải báo cáo việc sử dụng số kiểm soát, dự trù kế hoạch sử dụng của tháng tiếp theo và báo cáo về Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa:
Theo quy định của Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT thì các bước thực hiện thủ tục kiểm kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa được tiến hành cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT (trừ trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của phương tiện. Trong đó, hồ sơ kỹ thuật của phương tiện được quy định như sau:
+ Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi hoặc phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm mà kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
+ Đối với phương tiện đang khai thác mà kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì trình bản gốc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đã được cấp khi thực hiện kiểm tra phương tiện.
+ Đối với phương tiện chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa mà kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa đã được thẩm định và Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam.
* Lưu ý: Hình thức nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
Đơn vị đăng kiểm sau khi tiếp nhận hồ sơ thì thực hiện kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì nếu người nộp hồ sơ trực tiếp sẽ hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc hoặc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác thì hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc.
Đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km thì kiểm tra trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, thì thực hiện kiểm tra trong 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường. Nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT và đóng dấu hoàn công vào các hồ sơ thiết kế hoàn công đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi loại phương tiện nêu ở khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT; nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật thì đơn vị đăng kiểm sẽ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
Bước 3: Nộp phí, lệ phí:
Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định khi đề nghị kiểm tra phương tiện và tổ chức, cá nhân đề nghị có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
4. Trách nhiệm của chủ phương tiện thủy nội địa:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư 48/2015/TT-BGTVT thì chủ phương tiện thủy nội địa cần phải có trách nhiệm như sau:
Thứ nhất, chủ phương tiện nội địa thủy có trách nhiệm thực hiện các quy định về đăng kiểm phương tiện, sản phẩm công nghiệp tại Thông tư 48/2015/TT-BGTVT và các quy định liên quan khác của pháp luật.
Thứ hai, chủ phương tiện nội địa thủy có trách nhiệm khi có thông báo thu hồi của đơn vị đăng kiểm hoặc khi nhận Giấy chứng nhận và Tem kiểm định mới (trừ trường hợp bị mất) thì phải nộp lại Giấy chứng nhận và Tem kiểm định.
Thứ ba, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp phí và lệ phí theo quy định.
Các văn bản pháp luật sử dụng liên quan đến bài viết: