Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty cổ phần. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức nào?
Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty cổ phần . Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tình huống: Công ty tôi là CTCP, đã đăng ký thay đổi vốn điều lệ từ 2 tỷ lên 10 tỷ. Trong giấy chứng nhận ĐKDN cấp mới, vốn điều lệ là 10 tỷ nhưng trong bảng danh sách cổ đông sáng lập có tổng giá trị cổ phần là 2 tỷ. Xin tư vấn cho tôi giấy chứng nhận ĐKDN này có đúng không. Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp này do không rõ việc đăng ký tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần ở đây là do công ty vay vốn từ các tổ chức tài chính, các cổ đông sáng lập góp thêm vốn vào để kinh doanh, công ty kết nạp thành viên mới hay công ty phát hành chúng khoán để huy động vốn nên sẽ chưa thể xác định việc giấy chứng nhận ghi đúng mức tăng vốn điều lệ nhưng vẫn giữ nguyên giá trị số cổ phần của cổ đông sáng lập là đúng hay sai. Điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp kể trên.
Thứ nhất, nếu do công ty vay vốn từ các tổ chức tài chính để kinh doanh thì việc đăng ký tăng vốn điều lệ của công ty là hoàn toàn hợp pháp, đồng thời tổng giá trị số cổ phần của cổ đông sáng lập cũng như số cổ phần của từng cổ đông sáng lập vẫn sẽ được ghi nhận và giữ nguyên trong bảng danh sách cổ dông sáng lập, chỉ thay đổi tổng số vốn điều lệ của công ty đã đăng ký ban đầu. Điều này là do nguyên nhân làm tăng vốn điều lệ không phát sinh từ cổ đông sáng lập mà là do công ty tiến hành việc vay vốn để kinh doanh, việc này cũng tương tự trong trường hợp công ty phát hành chứng khoán để huy động vốn.
Thứ hai, nếu việc tăng vốn điều lệ là do công ty kết nap thêm cổ đông mới và cổ đông này lại góp thêm vốn vào công ty (mua cổ phần công ty đã chào bán) thì cũng sẽ phải tiến hành việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Cụ thể quy định tại Điều 122, 123, 127 Luật doanh nghiệp 2014:
"Điều 122. Chào bán cổ phần
1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.
2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
b) Chào bán ra công chúng;
c) Chào bán cổ phần riêng lẻ.
3. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần."
…
Tuy nhiên, do cổ đông này đến sau mà không phải góp vốn từ thời điểm thành lập của công ty nên chỉ được coi là cổ đông phổ thông, hoặc cổ đông ưu đãi, không phải là cổ đông sáng lập, vì vậy, việc tăng vốn phát sinh từ những cổ đông này sẽ chỉ làm tăng vốn điều lệ trong giấy đăng ký doanh nghiệp và sẽ được ghi nhận trong bảng danh sách các cổ đông, tổng giá trị của số cổ phần cổ đông sáng lập sẽ không bị thay đổi và được giữ nguyên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Căn cứ quy định tại Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:
"1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty."
Thứ ba, bảng danh sách cổ đông sáng lập mà sau khi đăng ký vốn điều lệ theo như bạn nói là không hợp pháp trong trường hợp khi tại thời điểm đăng ký thành lập công ty mà số cổ phần mà công ty chào bán có tổng giá trị là 2 tỷ mà không được cổ đông sáng lập mua hết, chỉ mua từ 20% đến dưới 100%, như vậy thì cổ đông sáng lập ban đầu chỉ cố tổng số giá trị cổ phần nhỏ hơn 2 tỷ, mà sau khi tăng vốn điều lệ (nguyên nhân tăng vốn không phải do cổ đông sáng lập góp thêm vốn) thì giấy đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký mới ghi 2 tỷ là không đúng.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Thứ tư, trong trường hợp nếu tại thời điểm thành lập công ty, tổng số cổ phần chào bán là 2 tỷ, được cổ đông sáng lập mua lại toàn bộ, sau đó không góp vốn thêm thì giấy đăng ký doanh nghiệp mới ghi như vậy là chính xác. Tức là chỉ thay đổi số vốn điều lệ từ 2 tỷ lên 10 tỷ, còn tổng giá trị số cổ phần của cổ đông sáng lập vẫn được giữ nguyên. Tương tự, nếu cổ đông sáng lập góp thêm vốn làm tăng vốn điều lệ mà giấy đăng ký doanh nghiệp mới vẫn giữ số cổ phần trị giá 2 tỷ là ghi sai.
Trong trường hợp nếu cơ quan đăng ký kinnh doanh làm sai thì bạn có thể yêu cầu cơ quan này xem xét lại và giải quyết vấn đề này, hoặc bạn có thể tiến hành khiếu nại việc này với thủ trưởng cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan này để yêu cầu họ giải quyết vấn đề này cho bạn