Thời hạn giải quyết vụ án dân sự được quy định theo pháp luật tố tụng dân sự, tùy theo từng loại tranh chấp và việc dân sự mà sẽ có quy định về thời hạn giải quyết cụ thể.
Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện hoạt động tố tụng do BLTTDS 2005 sửa đổi bổ sung quy định.
Theo Điều 159 BLTTDS 2005 sửa đổi bổ sung quy định:
“1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Thời hiện yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
a. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
b. Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm, kể từ ngày cơ quan, cá nhân, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp cảu mình bị xâm phạm.
4.Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có yêu cầu về thời hiệu thì thời hiệu giải quyết yêu cầu dân sự là 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trù các việc dân sự có liên quan đến nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu”.
Đồng thời Điều 179 BLTTDS 2005 sửa đổi bổ sung cũng quy định: Đối với những tranh chấp về dân sự (Điều 25) và những tranh chấp về hôn nhân gia đình (Điều 27) thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, trường hợp những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án có thể quyết định gia hạn thời hạn xét xử nhưng ko quá 2 tháng
Còn đối với các tranh chấp về hoạt động kinh doanh, thương mại (Điều 29) và những tranh chấp về lao động (Điều 31) thì thời hạn này là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, trường hợp những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án có thể quyết định gia hạn thời hạn xét xử nhưng ko quá 1 tháng.
>>> Luật sư
Đồng thời khoản 2, khoản 3 điều 179 Bộ luật tố tụng Dân sự 2003 sửa đổi bổ sung cũng quy định:
“a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án;
d) Đưa vụ án ra xét xử”.
3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng”.
Như vậy, thời hạn giải quyết vụ án dân sự ít nhất là từ 4-6 tháng tùy theo từng loại vụ án.