Luật đầu tư 2014 có quy định về thời hạn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cụ thể tại Điều 43 như sau:
Luật đầu tư 2014 có quy định về thời hạn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cụ thể tại Điều 43 như sau:
“Điều 43. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.”
Tuy nhiên, trong thực tế tùy theo quy mô và ngành nghề mà cơ quan quản lý đầu tư đưa ra thời hạn cụ thể cho phép đăng ký, thông thường là không đủ năm mươi năm như quy định. Khi hết thời hạn này nếu nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án thì sẽ được xem xét gia hạn thêm thời hạn thực hiện dự án.
Hiện nay, Nhà nước Việt Nam rất khuyến khích và tạo điều kiện cho những người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Luật Đầu tư ban hành 2014 đã có một số thay đổi về việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Thứ nhất, về hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy CNĐKĐT) và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo đó, về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, áp dụng quy trình cấp Giấy CNĐKĐT đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho thủ tục đăng ký đầu tư và thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với thời hạn tối đa 45 ngày như trước đây (Điều 37)
Thứ ba, cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp như nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy CNĐKĐT tại cơ quan đăng ký đầu tư với thời hạn tối đa 15 ngày (trừ dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh) sau đó đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày.
Thứ tư, Điều 25 Luật đầu tư quy định về hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế như sau:
“1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.”