Hiện nay, nhu cầu quảng bá sản phẩm và dịch vụ ngày càng gia tăng, vì vậy cần phải nắm rõ thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo và thời hạn của giấy phép quảng cáo. Vậy thời hạn của giấy phép quảng cáo là bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn của giấy phép quảng cáo là bao nhiêu lâu?
Trong quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay, nhiều người đặt ra thắc mắc vậy thời hạn và hiệu lực của giấy phép quảng cáo. Để có thể nắm bắt được thời hạn của giấy phép quảng cáo, từ đó các chủ thể có thể đưa ra kế hoạch triển khai hoạt động quảng cáo sao cho phù hợp với giấy phép và thực hiện thủ tục xin gia hạn giấy phép quảng cáo khi giấy phép quảng cáo đó đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về quảng cáo nói chung, pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về thời hạn của từng loại giấy phép quảng cáo trong từng lĩnh vực nhất định là bao nhiêu năm. Mỗi loại sản phẩm sẽ có thời hạn giấy phép quảng cáo khác nhau. Được tính thời hạn của giấy phép quảng cáo trong các lĩnh vực sẽ được xác định như sau:
– Về thời hạn và hiệu lực sử dụng có giấy phép quảng cáo thuốc. Giấy phép quảng cáo thuốc sẽ hết hiệu lực trong một số trường hợp sau đây: Thuốc có số đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hết hạn, thuốc bị rút hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền hoặc các loại thuốc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý dược khuyến cáo hạn chế sử dụng, có sự thay đổi về vấn đề chỉ định hoặc chống chỉ định hoặc liều lượng của thuốc;
– Các trường hợp hết hiệu lực sử dụng của giấy phép quảng cáo trong lĩnh vực mỹ phẩm có thể kể đến như sau: Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền đã hết hiệu lực. Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc các loại mỹ phẩm bị thu hồi giấy phép quảng cáo hoặc bị rút số tiếp nhận phiếu công bố giấy phép quảng cáo, có những thay đổi về hình ảnh liên quan đến tính an toàn và chất lượng của loại mỹ phẩm đó;
– Các trường hợp hết hiệu lực của giấy phép quảng cáo trong lĩnh vực thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sữa và các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em có thể kể đến như sau: Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy đối với các loại sản phẩm như trên hoặc văn bản xác nhận công bố phù hợp để quy định đối với an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực, doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại sản phẩm và các loại hàng hóa có sự thay đổi về thành phần và công dụng, các loại sản phẩm và các loại hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các trường hợp hết hiệu lực sử dụng của giấy phép quảng cáo trong lĩnh vực hóa chất, chế biến sản phẩm, các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế và lĩnh vực gia dụng có thể kể đến như sau: Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với các loại hóa chất, đối với các loại chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được dùng trong lĩnh vực giáo dục và y tế đã hết hiệu lực trên thực tế sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, các loại sản phẩm và các loại hàng hóa nêu trên bị đình chỉ lưu hành hoặc bị thu hồi theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sản phẩm và các loại hàng hóa có nội dung thay đổi và có nội dung bổ sung về thành phần, về công dụng, thông tin và một số vấn đề khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn của sản phẩm so với giấy phép quảng cáo và giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế cấp;
– Các trường hợp hết hiệu lực sử dụng có giấy xác nhận nội dung quảng cáo trong lĩnh vực trang thiết bị y tế có thể kể đến như sau: Giấy phép nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với các loại sản phẩm và hàng hóa trang thiết bị y tế hết hiệu lực, các sản phẩm và hàng hóa bị đình chỉ lưu hành hoặc bị Thu hồi theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các trường hợp hết hiệu lực sử dụng của giấy phép quảng cáo trong lĩnh vực khám chữa bệnh có thể kể đến như sau: Cơ sở khám chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động học cơ sở khám chữa bệnh bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ sở khám chữa bệnh bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cơ sở khám chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động do trong quá trình hoạt động có sự thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn liên quan trực tiếp đến dịch vụ khám chữa bệnh được thực hiện hoạt động quảng cáo.
Như vậy có thể nói, thời hạn của giấy phép quảng cáo sẽ bắt đầu được tính kể từ ngày doanh nghiệp và các đơn vị được cấp giấy phép quảng cáo cho đến thời điểm hết hiệu lực trong từng lĩnh vực khác nhau như đã phân tích ở trên. Các chủ thể trên thực tế thực hiện hoạt động quảng cáo và xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện nay cần phải lưu ý một số trường hợp hết hiệu lực của giấy phép quảng cáo để có thể gia hạn thời gian đối với giấy phép quảng cáo đó một cách kịp thời và chính xác.
2. Quy định về gia hạn giấy phép quảng cáo khi hết hạn:
Khi giấy phép quảng cáo hết hạn, doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động quảng cáo thì cần phải thực hiện thủ tục xin gia hạn giấy phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục về gia hạn giấy phép quảng cáo khi hết hạn được thực hiện theo lộ trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm một số giấy tờ và tài liệu sau: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thực hiện quảng cáo theo mẫu do pháp luật quy định, bản chính của giấy phép thực hiện quảng cáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước đó, mẫu quảng cáo thể hiện rõ nội dung quảng cáo và kích thước quảng cáo, thể hiện tên của đơn vị thực hiện quảng cáo, số giấy phép và thời hạn giấy phép quảng cáo, có đóng dấu của các tổ chức và chữ ký của các cá nhân đề nghị xin gia hạn giấy phép quảng cáo.
Bước 2: Tổ chức và cá nhân sẽ nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép quảng cáo tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở văn hóa thể thao và du lịch. Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Thời hạn giải quyết thủ tục gia hạn giấy phép quảng cáo tại cơ quan có thẩm quyền là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Sở văn hóa thể thao và du lịch sẽ trả kết quả cho các tổ chức và cá nhân theo giấy hẹn.
3. Mức xử phạt hành vi quảng cáo khi thời hạn của giấy phép quảng cáo đã hết:
Khi hết thời hạn của giấy phép quảng cáo nhưng doanh nghiệp vẫn không xin gia hạn giấy phép quảng cáo mà vẫn tiếp tục thực hiện quảng cáo thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ được xem xét và xử phạt tương tự như trường hợp không có giấy phép quảng cáo. Căn cứ theo Điều 49 của Nghị định 70/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tuy nhiên không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện thủ tục quảng cáo theo quy định của pháp luật;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo, bắt buộc thu hồi các xuất bản phẩm, tạp chí in trên quảng cáo khi thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Theo đó, khi hết thời hạn của giấy phép quảng cáo, doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin gia hạn giấy phép quảng cáo tại cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp này được xác định là Sở văn hóa thể thao và du lịch. Trong trường hợp hết hạn nhưng không gia hạn thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo;
– Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
– Nghị định 70/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.