Hiện nay, việc sở hữu các phương tiện giao thông đã trở lên khá phổ biến, việc sử dụng các phương tiện giao thông phải tuân theo các quy định của pháp luật, trong đó tuân thủ các quy định về phù hiệu xe. Vậy thời hạn có giá trị của phù hiệu cấp cho xe trung chuyển được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn có giá trị của phù hiệu cấp cho xe trung chuyển:
Theo quy định, có thể hiểu xe trung chuyển được hiểu là xe của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định dùng để đón và trả khách tới bến xe hoặc các điểm dừng trên tuyến cố định của nhà xe, xe trung chuyển là các loại xe ô tô chở người có số chỗ ngồi không vượt quá 16 chỗ.
Phù hiệu xe tải là một loại giấy tờ pháp lý bắt buộc phải có đối với xe ô tô tải và xe taxi được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, phù hiệu xe được thể hiện dưới hình thức mẫu giấy hoặc mẫu tem mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải hiện nay bắt buộc phải dán khi lưu thông trên đường. Phù hiệu được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định. Hiện nay, kích thước tối thiểu của các loại phù hiệu là 9 x 10 cm.
Đối với phù hiệu xe sử dụng cho xe chạy cự lý lơn hơn 300 km: Khung viền và chữ màu đỏ đậm, nền màu xanh nhạt in chìm hình một chiếc xe tải. Đối với xe chạy cự ly đến 300 km: Khung viền và chữ màu xanh đậm, nền màu hồng nhạt có in chìm hình một chiếc xe tải.
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT 2022 quy định thời hạn có giá trị của phù hiệu như sau:
Đối với phù hiệu cấp cho xe trung chuyển thì có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện. Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán có giá trị không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.
Như vậy, phù hiệu cấp cho xe hợp đồng có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
2. Trình tự thủ tục cấp lại phù hiệu khi hết hạn:
Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 22 Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT 2022 quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu đó là phù hiệu được cấp lại khi hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp cấp lại phù hiệu khi hết hạn, đơn vị kinh doanh vận tải được đề nghị cấp lại phù hiệu trong khoảng thời gian 15 ngày tính đến ngày hết hạn phù hiệu.
Đối với trường hợp, phù hiệu bị thu hồi thì sau khi hết thời hạn bị thu hồi phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục để được cấp lại phù hiệu theo quy định.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, 5 Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT 2022 như sau:
* Hồ sơ đề nghị cấp lại phù hiệu xe bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định;
– Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký.
Lưu ý: Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản sao một trong các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân
+ Hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
* Trình tự, thủ tục cấp lại phù hiệu:
– Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác theo quy định.
– Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 02 ngày. Nếu không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đồng thời nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp phù hiệu kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt Nam. Đồng thời, kiểm tra thông tin về tình trạng của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Sau đó thực hiện các công việc sau:
+ Nếu phương tiện chưa có trên hệ thống thì thực hiện cấp phù hiệu
+ Nếu phương tiện đã có trên hệ thống, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện gửi thông tin đến Sở Giao thông vận tải đang quản lý phương tiện qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến để đề nghị xác nhận và gỡ bỏ phương tiện khỏi hệ thống. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải nhận được đề nghị phải trả lời. Nếu không đồng ý gỡ thông tin của phương tiện phải nêu rõ lý do.
+ Sau khi phương tiện được gỡ bỏ khỏi hệ thống thì Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu.
3. Không có phù hiệu xe có bị phạt không?
Người điều khiển xe ô tô tải không có phù hiệu xe thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm d khoản 6 khoản 9 Điều 24 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Như vậy, người điều khiển xe ô tô tải không có phù hiệu xe thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển xe không có phù hiệu bị xử phạt mà trong trường hợp chủ phương tiện đưa cho người khác sử dụng xe của mình khi không có phù hiệu thì chủ chủ phương tiện ô tô tải không có phù hiệu xe cũng bị phạt tiền theo quy định tại h khoản 9 Điều 30 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 quy định cụ thể phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện không có phù hiệu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT 2022 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định quy định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: