Hộ mới thoát nghèo là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát vào hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy theo quy định thời hạn cho vay với hộ mới thoát nghèo là bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn cho vay với hộ mới thoát nghèo là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 02/2021/QĐ-TTg thì hộ mới thoát nghèo là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát vào hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.
Nguồn vốn cho vay đối với hộ mới thoát nghèo bao gồm có:
– Nguồn vốn từ ở Ngân sách Nhà nước:
+ Có vốn điều lệ;
+ Vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện những chính sách xã hội khác;
+ Hàng năm, ủy ban nhân dân các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm về chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn;
+ Vốn ODA đã được Chính phủ giao.
– Nguồn vốn huy động:
+ Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ở trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt;
+ Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội bằng với 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi về tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tiền gửi của những tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được trả lãi bằng với lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động những nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận;
+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và những giấy tờ có giá khác;
+ Huy động tiết kiệm của những người nghèo.
– Nguồn vốn đi vay:
+ Vay những tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
+ Vay của Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
+ Vay của Ngân hàng Nhà nước.
– Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, những tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và những tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
– Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, những hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
– Những nguồn vốn khác.
Điều 5 Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 02/2021/QĐ-TTg quy định về thời hạn cho vay tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, Điều này quy định thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng thời hạn cho vay đối với hộ mới thoát nghèo sẽ do chính Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 5 năm.
2. Lãi suất cho vay với hộ mới thoát nghèo:
Điều 6 Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 02/2021/QĐ-TTg quy định quy định về lãi suất cho vay như sau:
– Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% của lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
– Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% của lãi suất cho vay.
Theo đó, lãi suất cho vay với hộ mới thoát nghèo gồm có lãi suất trong hạn và lãi suất nợ quá hạn, cụ thể:
-Lãi suất trong hạn: bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
– Lãi suất quá hạn: bằng 130% của lãi suất cho vay.
3. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc cho vay với hộ mới thoát nghèo:
Căn cứ Điều 9 Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 02/2021/QĐ-TTg thì trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc cho vay với hộ mới thoát nghèo như sau:
– Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội:
+ Quy định hồ sơ vay vốn, quy trình và thủ tục cho vay đối với hộ mới thoát nghèo như đối với việc cho vay hộ nghèo, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
+ Thực hiện cho vay đối với hộ mới thoát nghèo theo đúng quy định tại Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
+ Xây dựng kế hoạch nguồn vốn hằng năm để cho vay những chương trình tín dụng chính sách, trong đó có cho vay đối với hộ mới thoát nghèo, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Định kỳ hằng tháng (chậm nhất là ngày 15 của tháng kế tiếp), Ngân hàng Chính sách xã hội phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về kết quả thực hiện cho vay đối với hộ mới thoát nghèo.
– Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức, thực hiện tín dụng đối với các hộ mới thoát nghèo và đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
+ Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai, thực hiện tín dụng đối với các hộ mới thoát nghèo và đề xuất giải pháp triển khai trong những năm tiếp theo.
– Đối với Bộ Tài chính:
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình lên Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn từ ngân sách trung ương dành cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay những chương trình tín dụng chính sách, trong đó có tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo theo quy định.
+ Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tổ chức, thực hiện tín dụng đối với những hộ mới thoát nghèo, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
– Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
+ Công bố số hộ mới thoát nghèo hằng năm và định kỳ làm căn cứ cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
+ Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tổ chức, thực hiện tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, đề xuất việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
– Các Bộ, ngành có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao cùng phối hợp để triển khai thực hiện Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
– Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách các hộ mới thoát nghèo, tổng hợp báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và làm cơ sở xác nhận để cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
+ Các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 02/2021/QĐ-TTg.
THAM KHẢO THÊM: