Theo quy định hiện nay thì quyền tác giả là cơ chế để nhằm bảo hộ cho những tác phẩm nói chung và các tác phẩm khuyết danh nói riêng. Bởi lẽ tác phẩm khuyết danh cũng là thành quả sau quá trình lao động trí tuệ của tác giả giống như những tác phẩm thông thường khác. Vậy thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
– Quyền nhân thân được quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bảo hộ vô thời hạn.
– Quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có thời hạn bảo hộ như sau:
+ Thời hạn bảo hộ được xác định là năm mươi năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên đối với các phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu trường hợp tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn sẽ được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với các tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
+ Tác phẩm mà không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
+ Thời hạn bảo hộ được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thì tác phẩm khuyết danh sẽ có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ thời điểm lần đầu tiên công bố tác phẩm.
2. Khi nào thì một tác phẩm thuộc về công chúng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 dược sửa đổi bổ sung 2022 quy định như sau:
– Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ dựa theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.
Dẫn chiếu theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022, thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được xác định như sau:
– Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) được xác định là vô thời hạn
– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản được xác định như sau:
– Đối với những tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được xác định là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
– Đối với các phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình được xác định là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình;
– Đối với các tác phẩm không thuộc loại hình trên được xác định là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
– Tác phẩm khuyết danh trường hợp khi các thông tin về tác giả xuất hiện được xác địn là suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.
Như vậy, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ nêu trên, thì tác phẩm sẽ thuộc về công chúng và mọi người được phép khai thác, sử dụng tác phẩm đó với điều kiện không xâm phạm tới quyền nhân thân của tác giả.
3. Tác phẩm khuyết danh có được coi thuộc về công chúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2023/NĐ-CP đã khái niệm như sau:
– Tác phẩm khuyết danh được xác định là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả hay còn gọi là tên khai sinh hoặc bút danh trên tác phẩm khi tác phẩm đó được công bố.
Dựa vào quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
– Thứ nhất: Về quyền nhân thân được quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 sẽ được bảo hộ vô thời hạn.
– Thứ hai: Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ được xác định như sau:
+ Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được xác định là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
+ Thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này thì có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
+ Thời hạn để bảo hộ được quy định tại điểm a và điểm b khoản này sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tác phẩm thuộc về công chúng là tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định nêu trên.
4. Ai sẽ được xem là chủ sở hữu của tác phẩm khuyết danh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, quy định chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền cụ thể như sau:
-Tổ chức, cá nhân đang có trách nhiệm quản lý hoặc nhận chuyển nhượng về quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định. Đối với trường hợp khi danh tính của tác giả, đồng tác giả sẽ được xác định thì chủ sở hữu về quyền tác giả đối với tác phẩm này, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tác giả của tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng được xác định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước
– Nhà nước sẽ có trách nhiệm đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
+ Tác phẩm khuyết danh cho đến khi tác phẩm đó có xác định được về danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được xác định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì có thể hiểu rằng Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong các trường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý và ngoài Nhà nước pháp luật còn quy định một chủ thể khác quản lý tác phẩm khuyết danh là tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đang có trách nhiệm quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh sẽ được hưởng quyền của chủ sở hữu và Nhà nước sẽ là đại diện quản lý tác phẩm khuyết danh nếu trường hợp không có tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2022;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
THAM KHẢO THÊM: