Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương được quy định tại
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định Bộ luật lao động năm 2019
- 2 2. Những thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
- 3 3. Ý nghĩa của việc quy định những thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
- 4 4. Các văn bản pháp luật hướng dẫn thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định Bộ luật lao động năm 2019
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể. Do vậy, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thường kết hợp với nhau thành chế định độc lập trong Luật lao động. Trong khoa học kinh tế lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động.
Theo đó, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động bằng việc giải quyết câu hỏi: Làm thế nào để sử dụng thời gian ít nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất? Dưới góc độ này, thời giờ làm việc chính là khoảng thời gian cần và đủ để người lao động hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượng công việc đã được giao.
Còn thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí nhằm bảo đảm quá trình lao động được diễn ra liên tục. Trong khoa học luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét dưới các khía cạnh như nguyên tắc mà các quy định của pháp luật lao động phải thể hiện; nội dung của quan hệ pháp luật lao động; chế định của luật lao động… Nhìn chung, thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định, theo đó người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy lao động của đơn vị, điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động và có toàn quyền sử dụng thời gian này theo ý của mình. Theo quy định tại Điều 105 Thời giờ làm việc bình thường của Bộ luật lao động năm 2019:
– Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
>>> Luật sư
2. Những thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Ngày 14/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản của
‘Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.”
Theo quy định của pháp luật, thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương bao gồm thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ trong giờ làm việc, thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 109 của Bộ luật lao động năm 2019: “Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động” được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục.
Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận của các bên, người sử dụng lao động có quyền bố trí, sắp xếp lao động trong đơn vị mình làm việc theo ngày, ca… Người sử dụng lao động cũng có quyền quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc ngày ngày làm việc, người lao động phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ như nội dung của kỉ luật lao động.
3. Ý nghĩa của việc quy định những thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Việc quy định những thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương của người lao động không chỉ đặc biệt có ý nghĩa với người lao động mà còn có ý nghĩa đối với người sử dụng lao động và Nhà nước.
3.1. Đối với người lao động
Việc quy định những thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương có 2 ý nghĩa cơ bản. Thứ nhất, bằng việc quy định quỹ thời gian làm việc, pháp luật lao động bảo đảm cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ lao động đồng thời làm căn cứ cho việc hưởng thụ quyền lợi như tiền lương, thưởng…
Thứ hai, quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương còn có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ lao động, vệ sinh – an toàn lao động, bảo vệ chế độ thai sản cho phụ nữ, bảo đảm quyền nghỉ ngơi của người lao động như các thời giờ: ‘Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.’
Vì mục đích lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng tận dụng mọi quy định, lợi thế trong đó có việc kéo dài thời gian làm việc để triệt để khai thác sức lao động, đem lại lợi nhuận cao nhất. Pháp luật quy định thời giờ làm việc tối đa, thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu hoặc rút ngắn thời giờ làm việc, thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương với một số đối tượng có ý nghĩa nhằm tránh sự lạm dụng sức lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, hạn chế tai nạn lao động…
3.2. Đối với người sử dụng lao động
Việc quy định những thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương giúp cho người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, sử dụng lao động hợp lí, khoa học từ đó hoàn thành được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động xây dựng định mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lí đảm bảo hiệu quả cao nhất. Mặt khác, những quy định về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương còn tạo cơ sở pháp lí cho người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lí, điều hành, giám sát lao động và đặc biệt trong xử lí kỉ luật lao động.
3.3. Đối với Nhà nước
Việc quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không chỉ thể hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức, điều hành hoạt động lao động xã hội mà còn thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động – nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia. Bằng các quy định đó, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Ở khía cạnh khác, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương tối đa, tối thiểu còn phần nào cho thấy trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội.
Điều này góp phần lí giải thực tiễn rằng ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học – kĩ thuật và năng suất lao động cao thì thời gian làm việc thường rút ngắn hơn so với các nước chưa phát triển.
4. Các văn bản pháp luật hướng dẫn thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
– Bộ luật lao động năm 2019 (Hiệu lực: 01/01/2021);
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (Hiệu lực: 01/02/2021);
–
– Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành;
–