Hiện nay, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà có những hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý khác nhau trong đó có hình thức kỷ luật cảnh cáo. Vậy, thời gian xét nâng lương trong trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo được quy định ra sao? Khi nào thì áp dụng hình thức này?
Mục lục bài viết
1. Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức?
Theo quy định hiện hành, hình thức kỷ luật cảnh cáo là hình thức kỷ luật với mức độ thứ 2 sau kỷ luật khiển trách. Hình thức này được áp dụng đối với cán bộ, công chức nếu có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 9
– Cá nhân trong quá trình công tác đã từng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8
– Khi có hành vi vi phạm lần đầu mà để lại hậu quả nghiêm trọng. Đánh giá được mức vi phạm lần đầu được Điều 8 Nghị định hướng dẫn;
– Trong trường hợp có hành vi vi phạm lần đầu và gây nên những hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Những đối tượng là cán bộ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
+ Quy định của pháp luật bị vi phạm nghiêm trọng do Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị gây trong phạm vi quản lý, kiểm soát của mình mà không có bất kỳ biện pháp ngăn chặn. Như vậy, cán bộ, công chức có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo khi có những hành vi sau:
– Cá nhân có sự tái phạm và đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
– Với những hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc vị trí công tác mà thực hiện trục lợi;
– Khi cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định điều động, phân công công tác mà chống đối, không chấp hành theo quyết định mà không đưa ra được lý do chính đáng; hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao phó theo đúng thẩm quyền của mình;
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
2. Thời gian xét nâng lương trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo:
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV Sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thông tư số
– Kéo dài thời gian xét nâng lương lên 12 tháng đối với các trường hợp:
+ Những Cán bộ có vi phạm và bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức;
+ Trong quá trình công tác công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
+ Khi tham gia hoạt động trong công việc thì viên chức và người lao động bị cơ quan có thẩm quyền buộc kỷ luật cách chức.
– Các trường hợp Kéo dài thời hạn nâng lương 06 tháng:
+ Những cá nhân trong quá trình công tác được gọi là Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
+ Viên chức khi bị xử mức kỷ luật cảnh cáo áp dụng số thời gian kéo dài nâng lương này;
+ Quá trình đánh giá và xếp loại chất lượng công việc được giao phó phải diễn ra một cách công bằng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Việc này yêu cầu phải diễn ra hàng năm, trường hợp trong thời gian giữ bậc mà có 2 năm không liên tiếp nhau nhưng vẫn chậm trễ, thực hiện nhiệm vụ không trọn vẹn thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ này bị kéo dài 06 tháng.
– Kéo dài 03 tháng đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
– Với những cá nhân có nhiều lỗi cộng dồn với nhau thì xử lý theo những hình thức sau đây:
+ Khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện đánh giá mà cá nhân được quản lý có mức xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ đồng thời còn bị kỉ luật thì áp dụng mức thời gian bị kéo theo quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
+ Cá nhân có sự tái phạm trong cùng một hành vi và nằm trong trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là Đảng viên mà bị kỷ luật Đảng: nếu đã có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; Nếu không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật hành chính quy định tại khoản này.
Như vậy, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhận được thông báo từ cơ quan quản lý mình hoặc quyết định thể hiện bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ giao cho hằng năm hoặc có những hành vi bị xử kỷ luật với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì sẽ bị kéo dài thời gian tính bậc lương thường xuyên là 6 tháng.
Theo quy định nêu trên, trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương. Riêng với những cán bộ, công chức, người lao động bị kỷ luật khiển trách và cảnh cáo hoặc những viên chức bị kỷ luật cảnh cáo sẽ bị kéo dài thời gian xét lương lên 6 tháng so với thời gian quy định.
3. Cá nhân bị kỷ luật cảnh cáo oan sai thì có được tính lại thời gian xét nâng lương không?
Cá nhân bị kỷ luật cảnh cáo nhưng bị oan sai gây ảnh hưởng lớn đến danh dự, cũng như quyền lợi cơ bản khi tham gia vào thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra việc oan sai thì cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Căn cứ tại Khoản 4, Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên ghi nhận trong Thông tư
– Khi cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành đưa ra kết luận nhưng là oan, sai thì cá nhân nhận quyết định này bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật ( khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì cá nhân này thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau:
+ Thời gian khi cá nhân bị oan, sai đang bị áp dụng hình thức đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai thì thời gian này sẽ được công dồn và tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;
+ Hủy bỏ việc thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;
+ Trong khoảng thời gian bị áp dụng xử phạt sai thì sẽ được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.
4. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Căn cứ Theo khoản 2, Điều 2 về Chế độ nâng bậc lương thường xuyên trong Thông tư 08/2013/TT-BNV nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi chế độ nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức thì tiêu chuẩn nâng bậc lương phải đảm bảo theo đúng quy định sau:
– Trường hợp 1: Đối với cán bộ, công chức.
Tiêu chuẩn 1: Để áp dụng tiêu chuẩn này thì cấp có thẩm quyền phải tiến hành việc đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
Tiêu chuẩn 2: Những cá nhân không được có những hành vi vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
– Trường hợp 2: Đối với viên chức và người lao động
Tiêu chuẩn 1: Tiêu chuẩn này không bắt buộc có thực hiện việc xếp loại chất lượng về về quá trình hoàn thành nhiệm vụ mà chỉ đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
Tiêu chuẩn 2: Cá nhân không được có bất kỳ vi phạm kỷ luật trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
– Thông tư số 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.