Quy định về thời gian thử việc. Lương thử việc tính thế nào? Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc thì giải quyết như thế nào?
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước hiện nay, cơ hội nghề nghiệp đang mở rộng đến tất cả mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ đi làm để kiếm thêm thu nhập. Theo đó, người lao động muốn trở thành lao động chính thức tại nơi làm việc thì cần phải trải qua thời gian thử việc. Do đó mà có rất nhiều người lao động băn khoăn không biết thời gian thử việc tối đa là bao lâu? Bên cạnh đó thử việc có được hưởng lương hay không và nếu được hưởng lương thì mức lương thử việc được tính như thế nào?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014;
– Nghị định số 90/2029/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo
–
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời gian thử việc:
Thời gian thử việc là quãng thời gian do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau về việc làm thử công việc trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Thời gian thử việc là tiền đề quan trọng để người lao động và người sử dụng lao động tiến đến việc giao kết
Trong thời gian thử việc, người lao động vẫn được hưởng một số quyền lợi và nghĩa vụ như những người lao động đã kí kết hợp đồng lao động và làm việc chính thức. Tuy nhiên quy định về quyền và nghĩa vụ đó đối với người lao động trong thời gian thử việc không được thể hiện hoàn toàn đầy đủ như những người lao động chính thức.
– Nhóm 1: Nhóm lao động làm công việc quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp- Thời gian thử việc không quá 180 ngày tức là không quá 06 tháng.
Đây là vị trí cao trong doanh nghiệp, quản lý công ty và quản lý doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể vị trí này bao gồm các chức danh như: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Chủ tịch và thành viên của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên của Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và những người giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền thay mặt, nhân danh công ty để ký kết các giao dịch của công ty được quy định trong Điều lệ của Công ty.
Vì để đảm bảo những vị trí cao và quan trọng như vậy trong công ty nên bắt buộc những người tham gia vào vị trí này phải đảm bảo thời gian thử việc không quá 06 tháng. Bên cạnh đó, đối với vị trí này, luật không quy định thời gian thử việc phải phụ thuộc vào trình độ học vấn, bằng cấp chuyên môn. Do không phụ thuộc vào bằng cấp nên phải có thời gian thử việc kéo dài như vậy để đánh giá đúng và phù hợp năng lực của người làm vị trí quản lý như vậy.
– Nhóm 2: Nhóm lao động làm ở vị trí công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên – Thời gian thử việc không quá 60 ngày, tức là không quá 02 tháng.
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật là khả năng, năng lực của người lao động về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Chẳng hạn như trong lĩnh vực luật học, chúng ta có thể đánh giá trình độ chuyên môn theo các cấp như Cử nhân Luật học, Thạc sĩ luật học, Tiến sĩ Luật học… Trong lĩnh vực xây dựng, trình độ chuyên môn, kĩ thuật có kỹ sư xây dựng…Theo đó, luật quy định thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với những công việc cần có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, bao gồm: Trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đẳng; trình độ, chuyên môn kỹ thuật đại học; trình độ chuyên môn, kỹ thuật thạc sĩ, tiến sĩ.
Sở dĩ, công việc đối với những vị trí yêu cầu trình độ, chuyên môn như vậy thời gian thử việc không quá 02 tháng là điều tất yếu. Thời gian này không quá lâu như thời gian thử việc đối với vị trí quản lý doanh nghiệp bởi vì đối với vị trí này, người lao động khi được tuyển dụng đã có kiến thức, đã có thời gian học tập, nghiên cứu về lĩnh vực mình làm nên họ dễ áp dụng vào công việc. Do đó, tuỳ vào năng lực của người lao động mà người sử dụng lao động và người lao động có thoả thuận về thời gian thử việc phù hợp nhưng không quá 02 tháng.
– Nhóm 3: Nhóm lao động làm việc ở vị trí công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ- Thời gian thử việc không quá 30 ngày, tức là không quá 1 tháng thử việc.
Đối với nhóm lao động làm việc ở vị trí này cũng cần phải có bằng cấp chứng minh cho trình độ, chuyên môn phù hợp với vị trí công việc tuyển dụng. Tuy nhiên vị trí công việc này yêu cầu mức độ bằng cấp chuyên môn thấp hơn so với nhóm 2. Thời gian thử việc đối với nhóm lao động này là hợp lý bởi những lao động làm việc ở những vị trí này đã được đào tạo về chuyên môn liên quan đến công việc và mức độ yêu cầu công việc thấp nên thời gian thử việc không quá 01 tháng.
– Nhóm 4: Nhóm lao động làm ở những vị trí công việc khác – Thời gian thử việc không quá 06 ngày.
Nhóm công việc khác ở đây được hiểu là những công việc có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật thấp hơn, thậm chí không yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động. Chẳng hạn là công việc nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng tại cửa hàng,… đặc biệt là những công việc dành cho học sinh, sinh viên. Do đặc thù nhóm công việc này là không yêu cầu cao về bằng cấp nên thời gian thử việc đối với người lao động sẽ ngắn, phù hợp vào với thời gian đào tạo của nơi làm việc, thường thì thời gian này ít hơn 06 ngày, thậm chí có những công việc chỉ yêu cầu thử việc 01-02 ngày.
2. Lương thử việc tính như thế nào?
Người lao động khi thực hiện thử việc thường quan tâm nhiều đến vấn đề tiền lương thử việc. Liệu thử việc có được hưởng lương hay không, nếu có thì thử việc được hưởng bao nhiêu phần trăm lương?
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời gian thử việc, tiền lương của người lao động do hai bên người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, hai bên thoả thuận với nhau về mức lương cứng nhưng phải tuân thủ quy định pháp luật về mức lương thử việc. Chẳng hạn như vị trí tuyển dụng người lao động với mức lương cứng, lương dành cho người lao động làm việc chính thức là 10.000.000 đồng thì tiền lương thử việc mà người lao động được hưởng trong thời gian thử việc là 85% của 10.000.000 đồng, tức là được hưởng tối thiểu 8.500.000 đồng mỗi tháng thử việc. Hết thời gian thử việc, nếu người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc thì người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động chính thức và mức tiền lương mà người lao động được hưởng chính là mức lương cứng.
Theo đó, căn cứ vào Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, mức lương thoả thuận để trả cho người lao động bao gồm mức lương theo chức danh, công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác như khen thưởng, phạt… Bên cạnh đó, mức lương cứng theo chức danh, công việc phải được chi trả cho người lao động không thấp hơn mức tối thiểu vùng được quy định tại
– Đối với doanh nghiệp, cơ quan thuộc vùng I, mức lương tối thiểu vùng được quy định là 4.420.000 đồng/ tháng;
– Đối với doanh nghiệp, cơ quan thuộc vùng II, mức lương tối thiểu vùng được quy định là 3.920.000 đồng/ tháng;
– Đối với doanh nghiệp, cơ quan thuộc vùng III, mức lương tối thiểu vùng được quy định là 3.430.000 đồng/ tháng;
-Đối với doanh nghiệp, cơ quan thuộc vùng IV, mức lương tối thiểu vùng được quy định là 3.070.000 đồng/ tháng.
3. Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc thì giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9
Để người lao động bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình lao động thì người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến lãnh đạo công ty hoặc cơ quan đại diện người lao động cấp cơ sở hoặc làm đơn tố cáo về hành vi vi phạm của người sử dụng lao động đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết ( lưu ý phải có tài liệu chứng cứ chứng minh về hành vi vi phạm pháp luật này).