Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng? Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng? Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng? Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng?
Hiện nay, đối với việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù hoặc việc tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ,… Trước khi đưa các công trình này vào quy hoạch thì cần có thời gian thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. Vậy thời gian thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cũng cấp tới bạn đọc nội dung cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
-
Mục lục bài viết
1. Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Theo quy định tại
Thứ nhất: Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng:
+ Đối với quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 20 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 30 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
+ Đối với quy hoạch xây dựng các vùng khác, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Thứ hai: Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù:
+ Đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 15 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
+ Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Thứ ba: Thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn:
+ Đối với quy hoạch chung xây dựng xã, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 20 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
+ Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, thời gian thẩm định nhiệm vụ không quá 15 ngày, thời gian phê duyệt nhiệm vụ không quá 10 ngày; thời gian thẩm định đồ án không quá 25 ngày, thời gian phê duyệt đồ án không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Theo như quy định tại Nghị định 44/2015 thì cơ quan trình thẩm định và phê duyệt thuộc về Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc trách nhiệm của mình tổ chức lập và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Còn đối với các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân các cấp thì do cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt.
Việc lấy ý kiến thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về đồ án quy hoạch xây dựng trong quá trình thẩm định thì đối với các hạng mục khác nhau thì thuộc thẩm quyền của cơ quan khác nhau như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù; các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô trên 200 ha. Còn đối với thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trước khi phê duyệt đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.
Do đó, trong quá trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thì cơ quan thẩm định -phải có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan.
Ngoài ra đối với kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sẽ được cơ quan thẩm định gửi bằng văn bản đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng để làm cơ sở hoàn chỉnh nội dung nhiệm vụ và đồ án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng gồm những giấy tờ, tài liệu sau:
Thứ nhất: Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt; thuyết minh nội dung nhiệm vụ bao gồm các bản vẽ in màu thu nhỏ; dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung nhiệm vụ quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng.
Thứ hai: Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và hồ sơ lấy ý kiến thống nhất nội dung đồ án quy hoạch xây dựng
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt và hồ sơ lấy ý kiến thống nhất nội dung đồ án quy hoạch xây dựng gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án; thuyết minh tổng hợp bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ; quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án; bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định; các văn bản pháp lý có liên quan; văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch; hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng; đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.
Thứ ba: Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng phải được cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng đóng dấu xác nhận sau khi có quyết định phê duyệt.
Thứ tư: Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng và đĩa CD sao lưu toàn bộ hồ sơ đã duyệt phải được gửi về cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, Bộ Xây dựng để lưu giữ.
Thứ năm: Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách thể hiện và quy định về các loại hồ sơ nhiệm vụ, hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng.
4. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
Theo như quy định tại khoản 30 Điều 3
Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật xây dựng 2014, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cụ thể như sau:
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc những vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng chức năng đặc thù, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh, chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh; xây dựng khu kinh tế; xây dựng khu công nghệ cao, xây dựng khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia; quy hoạch xây dựng khác do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ xây dựng tổ chức lập.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện; quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ các quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia; quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.
Ngoài ra thì Ủy ban nhân dân cấp huyện còn thực hiện việc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.