Viên chức có được xin nghỉ không lương không? Thời gian nghỉ không hưởng lương của viên chức tối đa là bao lâu? Viên chức cố tình nghỉ không lương khi chưa được phép bị xử lý thế nào?
Theo quy định của pháp luật khi tham gia quan hệ lao động, bất cứ người lao động nào cũng có quyền được hưởng quyền lợi về các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ tiền lương, tiền công, và các chế độ ưu đãi về ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ không hưởng lương. Riêng đối với từng đối tượng lao động cụ thể pháp luật quy định những loại chế độ khác nhau.
Thứ nhất, cần hiểu rõ về khái niệm viên chức, pháp luật quy định viên chức được hiểu là một công dân Việt Nam hợp pháp tham gia quan hệ lao động, đảm bảo các quy định của pháp luật về lao động tại Bộ luật lao động 2019,
Thứ hai, quy định của pháp luật về chế độ nghỉ không lương của viên chức.
Theo quy định của Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 cụ thể tại Điều 13, trong quá trình hoạt động, làm việc, công tác, viên chức hoàn toàn có quyền được hưởng quyền lợi như quy định của pháp luật về lao động, pháp luật không có quy định nào cụ thể về thời gian hưởng lương của viên chức. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định viên chức được phép nghỉ không hưởng lương nếu như khi nghỉ, người đó có lý do chính đáng, khi muốn nghỉ không lương, viên chức phải xin phép và phải được sự đồng ý, cho phép của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu trong trường hợp viên chức tự ý nghỉ không lương, không thông báo hoặc xin phép cơ quan thì sẽ vi phạm quy định hợp đồng làm việc và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lỗi vi phạm của mình.
Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019 cũng quy định về Quyền của nghỉ ngơi của cán bộ, công chức căn cứ tại Điều 13, cán bộ, công chức được phép nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ đúng theo các chế độ lễ tết theo quy định, nếu trong trường hợp muốn nghỉ việc riêng khi có lý do chính đáng thì cũng được cho phép theo quy định của pháp luật…
Ngoài ra, tại Điều 115 của Bộ luật lao động năm 2019, pháp luật cũng quy định về việc nghỉ không hưởng lương, nghỉ việc riêng như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Thêm vào đó, liên quan đến chế độ ốm đau thì căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 tại Điều 26, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong một năm được tính theo ngày làm việc như sau:
1. Đối với công việc trong môi trường làm việc bình thường, người lao động được phép nghỉ 30 ngày cho chế độ ốm đau nếu như người đó có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, nếu đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì người lao động được nghỉ 40 ngày cho chế độ ốm đau, nếu thời gian tham gia bảo hiểm của người đó được ghi nhận từ đủ 30 năm trở lên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 60 ngày;
2. Người lao động làm những công việc, làm nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại hoặc ở mức đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc mà thuộc đối tượng, danh mục do Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc người lao động làm việc ở địa bàn nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở đi, cộng với có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà dưới 15 năm thì được hưởng 40 ngày cho chế độ ốm đau, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được hưởng 50 ngày, nếu thời gian tham gia bảo hiểm của người đó được ghi nhận từ đủ 30 năm trở lên thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động là 70 ngày; Lưu ý là những ngày nghỉ chế độ này không tính ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ Tết và các ngày nghỉ hàng tuần theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình lao động, người lao động nếu phải nghỉ việc để điều trị bệnh đối với các căn bệnh nằm trong Danh mục các bệnh bắt buộc phải tiến hành chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được áp dụng thời gian nghỉ cho đế độ ốm đau như sau:
– Người lao động được phép nghỉ nhiều nhất là 180 ngày, trong đó bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần;
– Nếu như hết thời hạn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau vừa nêu trên mà người lao động vẫn chưa hồi phục, chưa có dấu hiệu khỏi bệnh mà cần tiếp tục điều trị thêm thì được phép hưởng chế độ ốm đau tiếp tục nhưng khi này sẽ được áp dụng với mức thấp hơn, tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện thời gian hưởng tiếp chế độ ốm đau tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
– Thời gian để tính hưởng chế độ ốm đau cho người lao động theo quy định của pháp luật được căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định.
Thứ ba, một vấn đề cần quan tâm là khi người lao động, công chức, viên chức, người lao động nói chung nghỉ việc không hưởng lương thì việc đóng bảo hiểm xã hội của người đó sẽ được thực hiện thế nào? Theo quy định của pháp luật, khi người lao động được xét duyệt nghỉ việc không hưởng lương, nếu tháng đó người lao động không tham gia lao động, không làm việc và không được hưởng lương 14 ngày trở đi thì đối với tháng đó, người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy pháp luật Việt Nam không quy định một thời gian cụ thể khi người lao động nghỉ việc không hưởng lương, kể cả đối với người lao động, hay công chức, viên chức. Ngoài ra việc áp dụng vào các trường hợp cụ thể thì người lao động và người sử dụng lao động có thể tự thỏa thuận với nhau về việc thời gian và điều kiện hưởng chế độ nghỉ việc không lương. Viên chức có thể căn cứ vào những quy định này để có thể thực hiện các quyền lợi của bản thân và đáp ứng yêu cầu phù hợp với tính chất công việc.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện đang là viên chức quản lí thư viện đồ dùng của một trừờng cấp 2. Do điều kiện gia đình khó khăn: tôi có 2 con nhỏ phải trông nom. Các cháu hay ốm đau, cháu lớn 5 tuổi và cháu bé 1,5 tuổi. Hiện tại tôi phải thuê người trông cháu bé. Nhưng do điều kiện kinh tế nên tôi không đủ khả năng thuê người nữa. Tôi muốn xin nghỉ không lương một năm để chăm sóc các cháu. Tôi xin hỏi, trường hợp của tôi có được nghỉ không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.“
Luật sư
Như vậy, Theo“
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 13
“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”
Như vây, bạn là viên chức được áp dụng quy định Khoản 4, Điều 13 Luật viên chức năm 2010 bạn có thể làm đơn trình bày lý do của minhg về việc xin nghỉ không hưởng lương để người đứng đầu đơn vị của bạn xem xét.