Thời gian nâng lương? Thời gian nghỉ thai sản có tính trong thời gian nâng lương? Nghỉ thai sản có được nâng lương theo chu kỳ hay không? ý do không tăng lương?
Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tuyển dụng người lao động có tay nghề ngày càng cao. Để đảm bảo và giữ được nguồn nhân lực có bề dày kinh nghiệm, tay nghề cao có thể hỗ trợ và làm việc cho doanh nghiệp lâu dài thì người sử dụng lao động phải có những chế độ phúc lợi tốt cho người lao động như: nâng bậc, nâng lương, lương tháng 13, tiền thưởng tết, thưởng hoa hồng,…Việc người sử dụng lao động cho trả các khoản chi phí như vậy cũng là điều dễ hiểu, bởi người lao động họ gắn bó, làm việc với công ty lâu dài, họ có kinh nghiệm, có tay nghề cao, có thể tham mưu, chia sẻ công việc cho doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Thời gian nâng lương
Việc công ty không có những chính sách thu hút người lao động thì người lao động dễ chán, không tạo nhiều động lực cho người lao động làm việc. Điều đó sẽ gây khó khăn cho công ty khi phải liên tục tuyển dụng người lao động, mất thời gian đào tạo, thử việc dẫn đến hiệu quả công việc thấp.
Nâng lương là vấn đề tất yếu trong thị trường lao động hiện nay, nhưng làm sao để tăng lương hiệu quả nhất, mức tăng như thế nào là hợp lý để tránh mâu thuẫn nội bộ công ty với cùng một vị trí công việc hay công việc thuộc các vị trí khác nhau. Điều đó có nghĩa rằng, khi người lao động làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động thì người lao động sẽ được nâng lương. Khi người sử dụng lao động nâng lương cho người lao động cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố liên quan đến hiệu suất công việc, tinh thần và trách nhiệm làm việc của người lao động có nghiêm túc hay không? từ đó sẽ đưa ra các bậc lương khác nhau tương xứng với chất lượng công việc mà người lao động đóng góp cho công ty. Vậy, nếu đang trong thời gian người
1.1 Thời gian nâng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2
“Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.”
Như vậy, đối với từng chức danh thì thời gian để xét duyệt nâng lương khác nhau:
+ Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương.
+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì sau 3 năm giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
+ Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì sau 24 tháng giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lương một bậc.
Việc nâng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài việc đáp ứng đủ thời gian làm việc thì còn phải đáp ứng thêm tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 2
+ Đối với cán bộ, công chức:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
+ Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
– Lý luận và thực tiễn cho thấy, để nâng cao tinh thần và trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thời gian làm việc phải hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra. Việc không đáp ứng đủ thời gian làm việc hoặc không có cố gắng, nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ bị xem xét về chế độ nâng lương ngay cả khi thời gian làm việc đã đáp ứng đủ theo Khoản 1, Điều 2 của Thông tư này. Một trong những hình phạt nhắc nhở đối với cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi không đúng chuẩn mực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật thuộc một trong các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì sẽ bị kéo dài thời gian để tính nâng lương thường xuyên.
+ Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:
- Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
- Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
+ Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:
- Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
- Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
+ Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
+ Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
+ Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.
– Trong các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật, bị đình chỉ công tác thì thời gian nâng lương được tính lại như sau:
+ Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;
+ Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;
+ Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.
1.2 Nâng lương đối với người lao động làm việc theo
Căn cứ theo quy định của
2. Thời gian nghỉ thai sản có tính thời gian nâng lương
Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV có quy định những trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
“Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.”
Như vậy, đối chiếu theo các quy định của pháp luật thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội là thời gian được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nếu cán bộ, công chức, viên chức, người