Trạm y tế cấp xã, phường là cơ quan có chức năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thực hiện các dịch vụ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn cấp xã. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thời gian làm việc đối với nhân viên trong trạm y tế cấp xã, phường được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời gian làm việc đối với nhân viên trạm y tế xã phường:
Trước hết, nhân lực trong trạm y tế cấp xã là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực là lực lượng chủ yếu và then chốt để bảo vệ sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn cấp xã. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 117/2014/NĐ-CP, có quy định về nhân lực nguồn y tế cấp xã. Theo đó, người làm việc và công tác tại trạm y tế cấp xã được xác định là viên chức. Như vậy, người làm việc và công tác trong trạm y tế cấp xã sẽ được xem là viên chức, thời gian làm việc của viên chức trong trạm y tế cấp xã cũng sẽ được thực hiện theo quy định của
Đối chiếu với quy định tại Điều 105 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về giờ làm việc bình thường của người lao động. Theo đó:
- Giờ làm việc bình thường của người lao động sẽ không được phép vượt quá 08h trong 01 ngày và không vượt quá 48h trong 01 tuần;
- Người sử dụng lao động có quyền quy định cụ thể về thời giờ làm việc theo ngày của người lao động vật thời giờ làm việc theo tuần, tuy nhiên bắt buộc phải thông báo cho người lao động biết, trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường của người lao động sẽ không vượt quá 10h trong một ngày và không vượt quá 48h trong một tuần. Nhà nước hiện nay khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện quy chế làm việc theo tuần, tuần làm việc 40h đối với người lao động;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo đảm thời gian giới hạn làm việc của người lao động, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm độc hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Như vậy, thời gian làm việc của nhân viên trạm y tế cấp xã, phường được thực hiện như sau: Không vượt quá 8h trong một ngày và không vượt quá 48h trong một tuần.
Tuy nhiên, trạm y tế cấp xã có chức năng cung cấp dịch vụ và thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn, vì vậy trạm y tế cấp xã sẽ phân công nhân viên trạm y tế trực tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả ngày lễ, ngày thứ bảy và chủ nhật. Việc phân công sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo:
- Nhiệm vụ cấp cứu kịp thời cho người bệnh trong trường hợp khẩn cấp;
- Nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân vào các ngày nghỉ;
- Phòng chống dịch bệnh, bảo vệ cơ sở vật chất trong trạm y tế.
Như vậy, trạm y tế cấp xã làm việc cả thứ bảy và chủ nhật, trong các ngày lễ để đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đầy đủ cho người dân trên địa bàn cấp xã.
2. Trạm Y tế xã, phường bắt buộc phải có bao nhiêu bác sĩ và y tá?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư 03/2023/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập, có quy định về số lượng người làm việc của Trạm y tế xã là 05 người làm việc/trạm y tế cấp xã.
Và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập cũng có quy định cụ thể về vị trí việc làm tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, cụ thể như sau:
(1) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Trưởng Trạm Y tế;
- Phó Trưởng Trạm Y tế.
(2) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp y tế bao gồm:
- Bác sĩ/ Bác sĩ y học dự phòng (cụ thể là hạng III);
- Y tế công cộng (cụ thể là hạng III);
- Y sĩ (cụ thể là hạng IV);
- Dược (cụ thể là hạng IV);
- Điều dưỡng (cụ thể là hạng IV);
- Hộ sinh (cụ thể là hạng IV);
- Dân số viên (cụ thể là hạng IV).
Như vậy, Trạm y tế xã/phường hiện nay bắt buộc phải có ít nhất 05 người làm việc bao gồm các vị trí/chức danh nêu trên.
3. Nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 33/2015/TT-BYT, có quy định về nhiệm vụ của trạm y tế xã, theo đó, trang y tế xã bao gồm các nhiệm vụ như sau:
(1) Về vấn đề y tế dự phòng, trạm y tế xã cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ hoạt động chuyên môn, kỹ thuật trong vấn đề tiêm chủng vắcxin phòng chống dịch bệnh cho người dân trên địa bàn cấp xã;
- Giám sát quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện đầy đủ biện pháp kĩ thuật trong hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, các loại bệnh không lây nhiễm, các loại bệnh chưa rõ nguyên nhân, phát hiện và báo cáo kịp thời khi phát hiện các loại dịch bệnh trong quần chúng;
- Hướng dẫn chuyên môn kĩ thuật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường cho người dân, đảm bảo phòng chống sức khỏe cho người dân, hướng dẫn các yếu tố có nguy cơ gây hại đến sức khỏe cộng đồng, hướng dẫn người dân phòng chống tai nạn thương tích, tích cực tham gia vào quá trình phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng an toàn sức khỏe cộng đồng, bảo vệ y tế học đường, bảo vệ dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;
- Tham gia vào quá trình kiểm tra giám sát, thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
(2) Trong vấn đề khám chữa bệnh, kết hợp y học cổ truyền vào ứng dụng y học cổ truyền trong hoạt động phòng chống bệnh và chữa bệnh, trạm y tế xã cần phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện hoạt động sơ cứu ban đầu, cấp cứu ban đầu;
- Tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, phục hồi chức năng theo phân tuyến kĩ thuật, theo phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật;
- Tham gia vào quá trình khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật nghĩa vụ quân sự;
- Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong quá trình khám chữa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau, ứng dụng và thừa kế kinh nghiệm trong quá trình khám chữa bệnh, sử dụng bài thuốc và phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn các loại cây thuốc quý trên địa phương nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho người dân.
(3) Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, trạm y tế cấp xã có nhiệm vụ như sau:
- Triển khai và thực hiện đầy đủ hoạt động chuyên môn kĩ thuật trong vấn đề quản lý tài sản, hỗ trợ người dân trong quá trình sinh con và mang thai;
- Thực hiện đầy đủ biện pháp chuyên môn về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em theo phân tuyến kĩ thuật, phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Quản lý đầy đủ các nguồn thuốc, vắcxin được giao bởi cấp trên theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện thực tế của từng địa phương.
(4) Về vấn đề quản lý sức khỏe cộng đồng và truyền thông giáo dục sức khỏe, trạm y tế cấp xã có nhiệm vụ như sau:
- Phối hợp với các lực lượng và ban ngành có liên quan để quản lý sức khỏe học đường;
- Triển khai quá trình quản lý sức khỏe của hộ gia đình, đặc biệt là những người cao tuổi, trong trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mắc các loại bệnh chưa rõ nguyên nhân, người dân mắc bệnh không lây nhiễm hoặc các loại bệnh mãn tính;
- Thực hiện hoạt động cung cấp thông tin liên quan tới dịch bệnh, phổ biến hoạt động tiêm chủng cho người dân, các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tuyên truyền quá trình thực hiện và tuân thủ theo biện pháp phòng chống dịch bệnh;
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, tư vấn chăm sóc, vận động quần chúng cùng nhau tham gia vào thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng cao sức khỏe, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Bộ luật Lao động năm 2019;
+ Nghị định 117/2014/NĐ-CP về Y tế xã, phường, thị trấn;
+ Thông tư 03/2023/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
+ Thông tư 33/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
THAM KHẢO THÊM: