Thời gian kỷ luật khiển trách viên chức bao lâu? Trình tự ra quyết định kỷ luật viên chức.
Thời gian kỷ luật khiển trách viên chức bao lâu? Trình tự ra quyết định kỷ
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi là Trương Thế Quyền, 56 tuổi, trú quán ở xóm Giáo, phường Đồng Nguyên, TX Từ Sơn Bắc Ninh. Tôi xin phép được hỏi luật sư một việc sau: Khi một viên chức bị hình thức kỷ luật kiển trách thì thời gian áp dụng kỷ luật là bao nhiêu? Tôi có người thân, làm ở bệnh viện, bị hình thức kỷ luật là khiển trách, thời gian kỷ luật là 12 tháng kể từ ngày ký quyết định kỷ luật. Tôi thấy rằng thời gian kỷ luật như vậy là quá dài theo quy định của pháp luật, việc áp dựng thời gian thi hành kỷ luật theo qui định của văn bản pháp luật nào. Tôi rất mong luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc này Tôi xin trân trọng cảm ơn luật sư. Kính chức luật sư có nhiều sức khỏe và hạnh phú Kính thư Trương Thế Quyền.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 56 Luật viên chức 2010 như sau:
“Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức
2. Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.”
Theo Điều 19 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 19. Quyết định kỷ luật
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị
2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
3. Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.
4. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo thông tin mà bạn trình và theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định, trường hợp viên chức bị kỷ luật thì thời gian áp dụng kỷ là 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
Đối với trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.