Thời gian không áp dụng, không tính vào thời hiệu khởi kiện? Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện?
Trong hoạt động tố tụng tại Tòa án thì việc xác định thời hiệu khởi kiện là một trong những yếu tớ quan trọng để các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Theo đó không ít các trường hợp bị đình chỉ do hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật. Bởi vậy nên việc xác định thời hiệu khởi kiện là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định về Thời gian không áp dụng, không tính vào thời hiệu khởi kiện. Vậy cụ thể Thời gian không áp dụng, không tính vào thời hiệu khởi kiện được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân Sự 2015
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Thời gian không áp dụng, không tính vào thời hiệu khởi kiện
Tại Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Theo đó Dựa trên các quy định mà chúng tôi đã nêu ra ở trên đây chúng ta có thể thấy pháp luật có nhiều quy định mới về thời hiệu khởi kiện nhưng thực tiễn chưa có sự cập nhật kịp thời và nhận thức đúng cũng như áp dụng thống nhất về thời hiệu khởi kiện dẫn đến việc giải quyết các vụ án không chính xác. Để việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện được chính xác, phù hợp với từng loại tranh chấp và thời điểm phát sinh tranh chấp, căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện cần phân biệt theo thời gian khởi kiện, thụ lý giải quyết vụ án, cụ thể như sau:
Ví dụ: Ngày 2/3/2010, Anh An ký hợp đồng với Anh Minh vay số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay 03 tháng, lãi suất 10%/năm. Sau khi nhận tiền vay, anh An trả được 1 kỳ trả gốc và lãi, sau đó không trả. Ngày 3/2/2014, anh Minh khởi kiện ra Tòa án yêu cầu buộc Anh Minh trả nợ gốc và lãi trong hạn, lãi quá hạn. Ngày 25/10/2015, Tòa án thụ lý, quá trình giải quyết, Tòa án đã hai lần ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo căn cứ tại Điều 214
Thời điểm anh Minh khởi kiện là 10/10/2014, ngày Tòa án thụ lý là ngày 22/10/2014, đến năm 2018 vụ án vẫn đang được giải quyết. Vậy theo quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện thì vụ án trên cần áp dụng quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 và
Trường hợp thứ hai khi xác định thời hiệu đối với các trường hợp khởi kiện về các giao dịch dân sự hoặc có thể là khởi kiện về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…vv trong lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội được xác lập trước ngày 01/01/2017, nhưng từ ngày 01/01/2017 đương sự mới có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án (tức là từ ngày 01/01/2017 mới phát sinh tranh chấp, yêu cầu) thì Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu của
Ví dụ: Ngày 10/10/2013, An và Nam ký hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngày 10/10/2014, hai bên phát sinh tranh chấp. Ngày 20/8/2018, nam khởi kiện ra Tòa án yêu cầu nam thực hiện hợp đồng và bồi thường. Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, ngày 25/9/2018, An yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm e khoản 1 Điều 217 vì lý do “đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”.
Theo đó chúng ta có thể thấy theo quy định mới của bộ luật tố tụng dân sự về thời hiệu khởi kiện, khi có một trong các bên yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án ra bản án thì Tòa án phải xem xét các loại thời hiệu khởi kiện tương ứng với giao dịch do các bên xác lập để áp dụng như xem xét áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng là 03 năm, chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.
Cuối cùng đó là xác định thời hạn khởi kiện khi thụ lý giải quyết vụ án dân sự thì cần lưu ý một số quy định của pháp luật về trường hợp như bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện hay các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện và quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật để có căn cứ giải quyết vụ án được chính xác và thống nhất.
Tại điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015 có nêu rõ về nhưng trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện cụ thể đó là các trường hợp như yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; trường hợp khác do luật quy định. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Điều 156 BLDS năm 2015 quy định.
2. Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 quy định có 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện bao gồm:
(1) Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
(2) Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
(3) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013;
(4) Trường hợp khác do luật quy định.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 156 Bộ luật Dân sự, trong một số trường hợp, các mốc thời gian sau đây sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện, cụ thể:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu;
+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;
+ Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong các trường hợp sau:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Kết luận: Theo như quy định chúng tôi đưa ra như trên đây thì sẽ có 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện và các mốc thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện mà khi tiến hành thủ tục tố tụng cơ quan có thẩm quyền và các đương sự lưu ý để thực hiện đúng quy định về thời hiệu khởi kiện này, bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong vụ án dân sự.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thời gian không áp dụng, không tính vào thời hiệu khởi kiện và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.