Việc đưa ra các quy định về giảm trừ gia cảnh đã tạo điều kiện cho người chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến vật chất mang tính chất đạo đức. Vậy, giảm trừ gia cảnh được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định cụ thể như sau:
– Một nguyên tắc vô cùng quan trọng được pháp luật quy định đó là: Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là vào ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
– Một nguyên tắc nữa đó là: Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Như vậy, pháp luật đã ban hành quy định về các nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Các cá nhân hay tổ chức đều cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này để đảm bảo việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được diễn ra đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho công dân.
2. Thời gian giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Căn cứ theo quy định tại điểm c.2 khoản 1 Điều 9
– Thứ nhất: Người nộp thuế của người phụ thuộc đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế
– Thứ hai: Thời gian giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được xác định kể từ khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
– Thứ ba: Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
– Thứ tư: Đối với người phụ thuộc là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng như anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội… thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế. Quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
– Thứ năm: Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Việc xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định của pháp luật rất quan trọng đối với các đối tượng là người phụ thuộc và người nộp thuế theo quy định pháp luật hiện hành.
Chính bởi vì vậy mà các chủ thể là người nộp thuế cần nắm được các căn cứ tính thời gian tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được quy định cụ thể ở trên để chuẩn bị việc đăng ký kịp thời, đúng thời điểm theo quy định để được cơ quan thuế tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và đảm bảo được quyền lợi của mình theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Các đối tượng là người phụ thuộc:
Căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính, người phụ thuộc gồm những đối tượng được quy định thành các nhóm cụ thể như sau:
Nhóm thứ nhất: Con bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng.
– Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá một triệu đồng.
Nhóm thứ hai: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Nhóm thứ ba: Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.
– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện cụ thể được quy định như sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Nhóm thứ tư: Các cá nhân khác theo quy định pháp luật.
Cá nhân khác bao gồm các đối tượng sau:
– Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý rằng, pháp luật quy định các cá nhân được tính là người phụ thuộc của người nộp thuế phải đáp ứng được điều kiện như sau:
– Đối với người trong độ tuổi lao động thì phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện đó là người bị khuyết tật và không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng bình quân không vượt quá 1.000.000 đồng/ tháng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động thì phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân không vượt quá 1.000.000 đồng/ tháng.
Pháp luật còn quy định rằng, đối trường hợp người phụ thuộc là con của người nộp thuế thì không áp dụng mức thu nhập bình quân tháng trừ trường hợp con từ đủ 18 tuổi trở lên đang theo học tại các bậc học phải có thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng/ tháng.
Trên đây là bốn nhóm cụ thể được pháp luật quy định là những người khi phụ thuộc. Các đối tượng này khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và yêu cầu của pháp luật thì người đại diện của các đối tượng nêu trên sẽ nhận được một khoản miễn trừ gia cảnh cụ thể. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú tại địa phương nơi xác định đối tượng phụ thuộc.
4. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ:
Đăng ký người phụ thuộc lần đầu thì thủ tục đăng đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh được quy định như sau:
– Người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc theo mẫu có sẵn đã được ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Người nộp thuế đăng ký người phụ thuộc sẽ nộp hai bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập đến nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.
– Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một bản đăng ký và nộp một bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
– Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ. Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Đăng ký khi có thay đổi về người phụ thuộc được thực hiện theo thủ tục như sau:
– Người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin thay đổi của người phụ thuộc theo mẫu có sẵn được ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan thuế đối với người nộp thuế thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
– Xác định thời gian tính giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật rất quan trọng đối với các đối tượng là người phụ thuộc. Thông qua bài viết trên thì bạn đọc cũng đã phần nào nắm được cách thức xác định thời gian thực hiện.
Việc đăng ký người phụ thuộc lần đầu hay khi có thay đổi về người phụ thuộc được thực hiện theo trình tự cụ thể như trên và cần đảm bảo các thủ tục được diễn ra theo đúng quy định pháp luật hiện hành, để bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng chịu thuế và đảm bảo việc giảm trừ gia cảnh là đúng đối tượng và chính xác, đem lại hiệu quả tốt nhất cho người dân và những đối tượng cần giúp đỡ.