Thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trong hoạt động thoái vốn của công ty cổ phần có rất nhiều quy định được đưa ra nhằm yêu cầu công ty cổ phần phải nghiêm chỉnh chấp hành theo quy định pháp luật. Vậy nội dung liên quan đến thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần bao gồm những nguyên tắc nào? Thẩm quyền chuyển nhượng thuộc về chủ thể là ai? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những vấn đề này.
1.Nguyên tắc về thoái vốn Nhà nước theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 38 Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của
…
15. Điều 38. Chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
a) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước phải theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp theo giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành; không phân biệt mức vốn đầu tư, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước lãi, lỗ; việc tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn, lập hồ sơ chuyển nhượng vốn, thực hiện công bố thông tin chuyển nhượng vốn, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn, thủ tục chuyển quyền sở hữu cổ phần và gửi các hồ sơ, báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn cho cơ quan quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần mà điều lệ công ty cổ phần có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định của
Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân là cổ đông hiện hữu của công ty) thì việc chuyển nhượng cổ phần để chuyển nhượng vốn của nhà nước thực hiện theo thứ tự các phương thức chuyển nhượng vốn quy định tại Nghị định này đối với cổ đông hiện hữu.b) Bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, bảo toàn vốn nhà nước đầu tư ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn.”
Nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý đó là trước khi muốn thực hiện thủ tục thoái vốn cần phải có phương án được cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt trước khi tiến hành thực hiện hoạt động thoái vốn. Và đặc biệt trong quá trình thực hiện hoạt động thoái vốn nhà nước công ty cổ phần luôn phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai minh bạch. Việc đảm bảo thực hiện hai nguyên tắc này sẽ giúp cho việc thực hiện thoái vốn được đảm bảo công bằng giữa các hoạt động đầu tư về sau
d) Việc chuyển nhượng vốn nhà nước có liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn và ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá khởi điểm đối với phần vốn nhà nước chuyển nhượng, thuê tư vấn xây dựng phương án chuyển nhượng vốn theo quy định. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức chi phí thuê tổ chức thẩm định giá, tư vấn xây dựng phương án chuyển nhượng vốn và được trừ vào tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước.
Đối với những thủ tục thoái vốn nhà nước là tài sản có bất động sản và quyền sử dụng đất thì ngoài những quy định liên quan đến luật đất đai. Trong quá trình thực hiện thủ tục thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần cần phải đảm bảo cả nguyên tắc liên quán đến chủ thể là cơ quan đại diện phải có trách nhiệm với quy định pháp luật trong quá trình thẩm định chi phí và giá tư vấn liên quan đến việc đề xuất phương án chuyển nhượng
2. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước theo quy định pháp luật
Như đã nêu ở phần nguyên tắc khi thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo quy định pháp luật trong công ty cổ phần thì việc công ty cổ phần muốn thực hiện thủ tục thoái vốn cần phải có phương án thực hiện. Thì trong giai đoạn này cần có một chủ thể phê duyệt phương án đó. Tại quy định Điều 38 Khoản 2 Nghị định 91/2015/NĐ-CP quy định chuyển nhượng vốn nhà nước,được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP có đưa ra quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng trong từng giai đoạn.
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng lộ trình, quyết định phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, ta có thể thấy đối với thẩm quyền phe duyệt phương án thực hiện thủ tục thoái vốn nhà nước đói với công ty cổ phần phải được thủ tướng chính phủ quyết định hoặc được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thực hiện việc chuyển nhượng thì việc tiến hành thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước mới được diễn ra.
3. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phương thức thoái vốn, chuyển nhượng vốn có đưa ra các quy định như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp Thủ tướng chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mua lại phần vốn góp của mình thì sẽ phải thực hiện quá trình chuyển nhượng, thoái vốn cần được tuân thủ theo quy định tại Điều 52 của
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
Thứ hai,Trường hợp Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc hoặc chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì phải thực hiện theo Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
+ Nếu chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty thì thực hiện thỏa thuận giá chuyển nhượng với các thành viên khác.
+Nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên trong công ty thì thực hiện bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp theo quy định
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần theo quy định pháp luật:
Đối với phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần sẽ được thực hiện qu hai hình thức
Thứ nhất,đối với công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom
Trong trường hợp này việc chuyển nhượng vốn (chuyển nhượng cổ phiếu) thực hiện theo phương thức giao dịch (khớp lệnh, thỏa thuận) theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Trường hợp chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận thì giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng.
Thứ hai, đối với công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom
Trong trường hợp này thì thực hiện chuyển nhượng vốn theo phương thức sau:
– Đấu giá công khai, trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh thông qua hình thức đấu giá bán cổ phần theo lô. Khi chuyển nhượng vốn có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn có giá trị dưới 10 tỷ đồng thì có thể thuê tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá, tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp, hoặc thực hiện đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán;
– Bán thỏa thuận trực tiếp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu với nhà đầu tư trong trường hợp bán đấu giá cổ phần theo lô không thành công (chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần hoặc được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản);
– Khi chuyển nhượng vốn theo phương thức thỏa thuận trực tiếp thì người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp trong đó có vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh, chị, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp này và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.
5.Thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp khác theo quy định pháp luật
Các doanh nghiệp khác trong trường hợp này được kể tới đó là các doanh nghiệp mà không thuộc ngành, lĩnh vực nhà nước cần tiếp tục đầu tư thêm vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Đối với những doanh nghiệp trong trường hợp này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ xem xét, quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm (đối với công ty cổ phần) và quyền góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc thực hiện thoái vốn trong trường hợp này cần đảm bảo nguyên tắc chuyển nhượng như sau:
Nguyên tắc thứ nhất trong quá trình thực hiện việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn thực hiện theo phương thức đấu giá công khai. Việc xác định giá khởi điểm được thực hiện thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá. Trường hợp thời gian cho phép cổ đông, thành viên góp vốn thực hiện quyền mua cổ phần, quyền góp vốn theo phương án phát hành của doanh nghiệp phát hành ngắn, không đủ để tổ chức thực hiện đấu giá chuyển nhượng thì đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định giá chuyển nhượng, phương thức chuyển nhượng thỏa thuận trực tiếp theo quy định và đảm bảo hiệu quả.
Nguyên tắc thứ hai, người có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp nhận chuyển nhượng trong đó có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu là người quản lý doanh nghiệp và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá nhân là người có quan hệ như trên.
Trên đây là toàn bộ những nội quy, những quy định pháp luật liên quan đến thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần mà Luật Dương gia cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc liên quan đến luật doanh nghiệp nói chung và thoái vốn nhà nước trong công ty cổ phần nói riêng.