Thỏa thuận rút vốn giữa các thành viên công ty có hợp lệ không? Thủ tục rút vốn khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Thỏa thuận rút vốn giữa các thành viên công ty có hợp lệ không? Thủ tục rút vốn khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tháng 5-2016, tôi có hùng vốn mở công ty TNHH 2 thành viên. Sau khi thành lập và hoạt động được 1 tháng rưỡi, tôi thấy đối tác không có phương án kinh doanh, không kinh doanh, tiền thu được đi vào các trận bóng. Nên tôi buộc phải rút lại vốn để ra kinh doanh riêng. Chúng tôi đã lập biên bản thoả thuận ngày 22/6/2016 sẽ trả lại phần vốn góp. Nhưng đến nay chưa nhận lại số tiền đã góp. Luật sư cho tôi hỏi. Biên bản thoả thuận đó có giá trị về mặt pháp lý buộc phía công ty trả lại tiền cho tôi không? Cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Khoản 2 Điều 51 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về nghĩa vụ của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì:
“Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này”
Với trường hợp của bạn, bạn có thể tiến hành rút vốn theo một trong các trường hợp sau theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014:
Trường hợp 1: Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp (Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014):
Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.
2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.
Nếu biên bản thỏa thuận rút vốn góp mà bạn đã thực hiện là văn bản thỏa thuận việc công ty mua lại phần vốn góp của bạn theo quy định nêu trên thì
>>>
Trường hợp 2: Tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp (Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014)
Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Trường hợp bạn chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên còn lại thì văn bản mà bạn đã thỏa thuận phải là văn bản chuyển nhượng phần vốn góp thì sẽ có giá trị pháp lý và buộc thành viên mua phần vốn góp của bạn phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị phần vốn góp đó.