Tìm hiểu về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam trong các liên kết sản xuất kinh doanh.
Thực trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) ở Việt Nam trong các liên kết sản xuất kinh doanh
Sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chuyển sang hình thức tổng công ti. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động các tổng công ty đã có những hạn chế như: hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với vai trò và quy mô, quản lí cồng kềnh nặng nề về hành chính, khả năng theo sát thị trường là yếu, thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị thành viên, địa vị pháp lí của các thành viên chưa rõ ràng. Như vậy việc chuyển đổi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ là sắp xếp lại, sáp nhập, hình thành các tổng công ty. Với mô hình mới này , dù rằng trong tổng công ty có những doanh nghiệp thành viên mang tính độc lập , song như những nhược điểm nêu trên mà đương nhiên những công ty thành viên này phải chịu sự chỉ đạo của tổng công ty và như vậy, về bản chất so với trước kia cũng không thay đổi , chúng vẫn được thỏa thuận với nhau một cách bất hợp lí. Một vấn đề quan trọng khác có ảnh hưởng nặng nhất đến môi trường cạnh tranh đó là: sau một thời gian dài, quá trình tách chức năng chủ quản ở các bộ quản lí ngành vẫn chưa được thực hiện. Như vậy sự thỏa thuận phối hợp giữa các đơn vị doanh nghiệp trong bộ vẫn được tiến hành công khai và bán công khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp của bộ quản lí ngành. Hiện tượng các đơn vị trong bộ phải có trách nhiệm cung cấp cho nhau hoặc bộ chỉ đạo cho các công ty được phép mua sản phẩm của các công ty trong bộ, hiện tượng “khép kín kinh doanh” trong bộ là những hiện tượng vẫn thường xuyên diễn ra dưới nhiều hình thức mặc dù hiện nay đã giảm bớt. Tuy những hiện tượng liên kết tự nguyện hoặc không tự nguyện này đã có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, song về mặt pháp lí, những hành vi này không trái với pháp luật vì cho đến khi
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta chuyển sang hình thức công ty mẹ- công ty con, đây là mô hình của một tập đoàn đa dạng hóa về sở hữu và chế độ sở hữu đan chéo. Song trên thực tế hiện nay thì chỉ có một số chuyển đổi đúng, còn lại thực chất vẫn bằng biện pháp hành chính, do đó về bản chất nó vẫn là tổng công ty với các công ty thành viên, chỉ là phép công của vô số các doanh nghiệp hoạt động trong một ngành , cùng chịu sự chi phối của một bộ. Mô hình này sẽ có những độc quyền kinh doanh được tạo ra từ cơ quan chủ quản. Như vậy mục tiêu tạo ra những tập đoàn kinh tế mạnh, tham gia vào phân công lao động quốc tế, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước sẽ rất khó tính
Để các doanh nghiệp Việt nam đương đầu với cơn lốc toàn cầu thì pháp luật bảo hộ sự liên kết trong sản xuất kinh doanh là điều đúng đắn. Tuy nhiên mặt trái của nó là thông qua đó, xuất hiện những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường và nguy cơ làm biến dạng cạnh tranh đến mức không kiểm soát nổi. Mọi hiện tượng liên kết sản xuất kinh doanh nhằm thủ tiêu cạnh tranh giữa chúng hoặc tạo ra 1 tập đoàn có thị phần lớn hơn trong các bên liên kết đều bị coi là một dạng của TTHCCT