Trong xu thế phát triển kinh tế, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường tạo ra cho các doanh nghiệp áp lực giảm giá thành, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Mục lục bài viết
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?
Thỏa thuận theo được định nghĩa là “hoạt động giữa hai hay nhiều người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt được một cùng mục đích nhất định”
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cho ta cái nhìn toàn diện về thuật ngữ này:Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, có thể hiểu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể thế nào là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại điều 11
2. Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động độc lập.
Theo
Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ, mà phải có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận. Ở dấu hiệu này, chúng ta cần phân biệt sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp với sự thống nhất về mục đích của doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Khi thống nhất thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc không cùng một mục đích theo đuổi./ Ví dụ: Đều cùng tham gia một thỏa thuận nhưng doanh nghiệp A có mục đích mở rộng thị trường nhưng doanh nghiệp B lại muốn loại bỏ một doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh
Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận vi phạm một trong các hình thức vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp đồng chính thức bằng văn bản (hợp đồng, bản ghi nhớ…); hoặc có thể bằng hình thức không thành văn bản như: các cuộc gặp mặt, họp bàn… nhưng phải có sự ghi nhận ở những tài liệu liên quan.
Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể nhằm cùng một mục đích hoặc nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù với mục đích nào thì doanh nghiệp đã có sự thống nhất ý chí về cùng thực hiện một hành động nào đó đều bị coi là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Yếu tố hành vi được coi là điều kiện cơ bản, bởi nếu mới chỉ dừng lại ở ý định, ý tưởng những chưa có sự thỏa thuận trên thực tế thì không thể coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận.
3. Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
Tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm các hành vi sau đây:Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh;
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể phân loại theo hai dạng là thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc như sau:
Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có cùng ngành hàng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan như thỏa thuận giữa các nhà sản xuất hay giữa những nhà những nhà bán buôn hoặc giữa những nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau. Nội dung của thỏa thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hóa, dịch vụ, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông đồng trong đấu thầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Thỏa thuận theo chiều dọc là các thỏa thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp, do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thỏa thuận giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Thỏa thuận theo chiều dọc không tạo ra khả năng khống chế thị trường. Các thỏa thuận phổ biến theo chiều dọc thường có các nội dung: phân phối độc quyền theo lãnh thổ, giao dịch độc quyền, buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối của nhà sản xuất…; thỏa thuận ấn định giá bán lại.
4. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm:
Pháp luật Việt Nam chỉ công nhận 11 hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại điều 11 Luật cạnh tranh 2018 và cấm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau đây:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018: Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường: Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.