Thỏa thuận ký giữa Pháp và Zealand có là điều ước quốc tế hay không? Hành vi của Pháp cho các mật vụ rời đảo Hao vi phạm nguyên tắc nào của Luật quốc tế? Vì sao?
Năm 1985, mật vụ Pháp đã đánh chim tàu Rainbow Warrior của tổ chức Greenpeace (một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường), khi tàu này đang đậu trong cảng Auckland của New Zealand làm một thủy thủ trên tàu bị chết. Ngay sau đó, hai mật vụ Pháp đã bị New Zealand bắt giữ, buộc tội và kết án 10 năm tù. Pháp đã yêu cầu New Zealand thả các mật vụ; ngược lại New Zealand yêu cầu Pháp bồi thường thiệt hại. Để dàn xếp tranh chấp, hai bên đã đề nghị Tổng thư kí Liên hợp quốc đứng ra làm trung gian hòa giải. Với sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc Pháp và New Zealand đã ý một thỏa thuận theo Pháp cam kết sẽ bồi thường 7 triệu USD cho New Zealand, đổi lại New Zealand sẽ chuyển giao hai mật vụ Pháp để đưa đến một căn cứ quân sự của Pháp trên đảo Hao của Thái Bình Dương trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Cũng theo thỏa thuận, hai mật vụ này chỉ được rời khỏi đảo khi có sự đồng ý của hai quốc gia. Tuy nhiên, trước khi thời hạn 3 năm kết thúc, Pháp đã cho các mật vụ trên rời đải Hao mà không có sự đồng ý của New Zealand.
Hãy cho biết:
Thỏa thuận ký giữa Pháp và Zealand có là điều ước quốc tế hay không? Hành vi của Pháp cho các mật vụ rời đảo Hao vi phạm nguyên tắc nào của Luật quốc tế? Vì sao?
***
– Thỏa thuận giữa Pháp và Zealand có là điều ước quốc tế bởi:
Dưới sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Pháp và New Zealand đã ký một thỏa thuận theo đó Pháp cam kết sẽ bồi thường 7 triệu USD cho New Zealand, đổi lại New Zealand sẽ chuyển giao hai mật vụ cho Pháp để đưa đến một căn cứ quân sự của Pháp trên đảo Hao ở Thái Bình Dương trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Như vậy giữa Pháp và New Zealand (là hai chủ thể của Luật Quốc tế) đã ký một thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, cả hai đã đồng thời thể hiện được ý chí của mình, và khi ấy họ tự nguyện thực hiện những cam kết đã thỏa thuận. Mặt khác thỏa thuận này có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế.
– Hành vi của Pháp cho các mật vụ rời đảo Hao vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda vì:
Theo Điều 26 Công ước viên 1969 Pacta sunt servanda thì
“Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý”.
Nguyên tắc Tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Nguyên tắc này xuất hiện rất sớm và tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế. Ngày nay, nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế . Cụ thể như Lời mở đầu của Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo những điều kiện cần thiết để đảm bảo công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”. Tuyên bố ngày 24-10-1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế; Định ước Henxinki năm 1975… cũng có nêu rõ nguyên tắc này.
>> Luật sư
Nội dung cơ bản của nguyên tắc: Mọi quốc gia phải có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, đầy đủ, thiện chí và trung thực các nghĩa vụ mà mình đã cam kết phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Luật quốc tế hiện đại đó là các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên Hiệp Quốc; từ các nguyên tắc và các quy phạm đươc thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế, từ các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên; từ các tuyên bố đơn phương của quốc gia đưa ra. Các quốc gia không được viện dẫn những lý do không chính đáng để từ chối thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong Điều ước quốc tế như đất nước có biểu tình, thiên tai, sự thay đổi lãnh thổ, không phù hợp với pháp luật trong nước….