Hiện nay, đối với người lao động thì sổ bảo hiểm xã hội bao gồm bìa sổ và tờ rời là giấy tờ quan trọng. Bởi đây chính là giấy tờ ghi nhận việc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, để người lao động sau khi nghỉ việc thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi như hưởng trợ cấp thất nghiệp, rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hưởng chế độ thai sản,.... Thực tế, có nhiều người lao động làm mất tờ rời vậy trong trường hợp làm mất tờ rời BHXH có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Mục lục bài viết
1. Thiếu tờ rời BHXH có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/ NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1) Giấy đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2) Bản sao hoặc bản chính có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, như sau:
– Hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
– Quyết định thôi việc;
– Quyết định sa thải.
– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
– Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do và thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
– Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã phá sản, giải thể hoặc quyết định cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
– Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:
+ Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tiến hành việc gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền;
+ Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành việc phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
Sau đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thì Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
– Trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013) thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.
3) Sổ bảo hiểm xã hội.
Do đó, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Trong trường hợp người lao động có mong muốn hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì bạn phải chuẩn bị các loại hồ sơ nêu trên và công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội có đầy đủ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bạn để có căn cứ xác định điều kiện hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn.
Như vậy, trong trường hợp thiếu tờ rơi bảo hiểm xã hội thì Trung tâm dịch vụ việc làm khi xét hưởng trợ cấp thất nghiệp cho bạn sẽ không xác định được quá trình bạn đóng bảo hiểm quý bạn đọc, người lao động không được nhận bảo hiểm thất nghiệp. Quý bạn đọc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
2. Tờ rời sổ bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 96
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đây chính là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Phần quan trọng ghi lại quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội là các trang tờ rời sổ bảo hiểm xã hội bao gồm có: i) Tờ rời hàng năm; ii) Tờ rời chốt sổ.
Do vậy, theo quy định của pháp hiện hành thì tờ rời sổ bảo hiểm xã hội là một phần không thể thiếu của sổ bảo hiểm xã hội nhằm giúp người lao động, cơ quan có thẩm quyền xác nhận một số thông tin về bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bệnh nghề nghiệp của người lao động, bảo hiểm tai nạn lao động của người lao động.
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 khi đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì người lao động nhận được sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội hàng năm… Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện theo quy định có trách nhiệm tiến hành việc in tờ rời sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
1) Trong trường hợp xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội hoặc khi dừng đóng bảo hiểm xã hội.
2) Trong trường hợp có xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.
3) Trong trường hợp xác nhận quá trình đóng bảo hiểm bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đến thời điểm người tham gia bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4) Trong trường hợp tiến hành việc điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
5) Trong trường hợp có xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.
6) Ngoài ra, in bìa sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người tham gia giải quyết bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
3. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17
Kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì trong thời hạn 03 tháng thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đã nêu tại mục 1 nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi quý bạn đọc, người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
-Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định này thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là tổng thời gian đã đóng, có thể liên tục hoặc không liên tục. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa hưởng thì được bảo lưu để tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho lần sau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
– Nghị định 61/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;