Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì việc xác định thị phần là điều rất quan trọng. Do đó mà việc xác định thị phần này sẽ được thể hiện thông qua doanh nghiệp nắm giữ được bao nhiêu thị phần trên thị trường. Thị phần kết hợp là gì? Xác định thị phần và thị phần kết hợp?
Mục lục bài viết
1. Thị phần kết hợp là gì?
Trên cơ sở quy định tại Điều 10
Bên cạnh việc Luật Cạnh Tranh quy định về khái niệm của thị phần kết hợp thì trong từ điển luật học cũng có đưa ra quy định về khái niệm này tương tự về thị phần kết hợp trọng pháp luật này cũng được xác định là hành vi của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tê trên thì trường liên quan và tổng thị phần trong đó được xác định là thị phần kết hợp.
Từ khái niệm trên có thể thấy rằng thị phần kết hợp cũng được bắt nguồn từ thị phần trên thì trường liên quan được tổng hợp là mà thành. Chính vì thế mà có thể thấy rằng thì phần kết hợp cũng bao gồm khái niệm của thị phần và được xác định ở đây là một phần sản lượng tiêu thụ mà một doanh nghiệp nào đó đã chiếm lĩnh được trong một thị trường nhất định. Số liệu về tỷ trọng thị trường dùng để đo lường mức độ tập trung hóa của người bán trong một thị trường.
2. Công thức tính thị phần doanh nghiệp:
Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường Hoặc:
Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Ngoài ra thị phần tương đối còn được xoay quanh 2 công thức:
Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường. Hoặc
Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Mặt khác thì trong khái niệm của thị phần kết hợp cũng đã nhắc đến việc để có được một thì phần kết hợp là sự tổng hợp của thì phần trong thị trường liên quan. Vậy thị trường liên quan được quy định trong pháp luật Cạnh tranh là loại thị trường được sử dụng trong Luật cạnh tranh để phân tích, đánh giá tác động, ý nghĩa về mặt cạnh tranh đối với một số hành vi nhất định trong một vụ việc cạnh tranh. Thị trường liên quan được cấu thành từ hai yếu tố là: thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Xác định thị trường sản phẩm liên quan là việc xác định những sản phẩm có khả năng thay thế được cho nhau theo quan điểm của người mua rồi sau đó xác định những nhà cung cấp hiện đang cung cấp hoặc có khả năng nhanh chóng cung cấp cho người mua các sản phẩm đó. Hai yếu tố thường được xem xét khi xác định thị trường sản phẩm liên quan là khả năng thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung.
Về xác định thị trường liên quan hay còn được nhắc đến là thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Trong quá trình xác định thị trường liên quan, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn. Trong thị trường liên quan còn được xác định bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan Trong đó thì, khái niệm về thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Và thị trường địa lý liên quan được định nghĩa là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
3. Xác định thị phần và thị phần kết hợp:
Trên cơ sở của các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam, yếu tố thị phần, thị phần kết hợp được xác định trong thị trường liên quan có vai trò quyết định tới tính chất của một hành vi kinh tế của doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi cạnh tranh khi xem xét tính chất vi phạm các quy định pháp luật cạnh tranh. Khi một hành vi cạnh tranh có tính chất vi phạm sẽ gây tổn hại tới thị trường và các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với chủ thể.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thị phần của doanh nghiệp hay thị phần kết hợp được xác định trên thị trường liên quan và đồng thời cũng được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh như sau:
“Điều 10. Xác định thị phần và thị phần kết hợp
1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
2. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.
3. Doanh thu để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa đủ 01 năm tài chính thì doanh thu, doanh số, số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm xác định thị phần.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Căn cứ vào yếu tố thị phần của một doanh nghiệp trong thị trường liên quan để làm căn cứ xác định hoạt động cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường có là một hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh hiện nay hay không có phần thiếu thuyết phục và cần nghiên cứu sửa đổi trong thời gian tới. Khi thị trường hàng hóa phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều sắc thái và mang những bản chất khác nhau.
Bên cạnh đó thì thị phần kết hợp theo như quy định này thì được xác định là tổng thị phần của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan mà pháp luật Cạnh tranh đã quy định khi doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế trong thị trường kinh tế được pháp luật quy định. Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.
Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh cũng quy định cụ thể về xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết và thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tập trung kinh tế. Theo đó, doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết được xác định như sau:
Một là, đối với những doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với loại hàng hóa và dịch vụ đó của tất cả doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết;
Hai là, đối với những doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào từ việc bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Cạnh tranh năm 2018