Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Thi hành và hủy phán quyết của trọng tài được quy định như sau
Thi hành phán quyết của trọng tài
Phán quyết của trọng tài do các bên tự nguyện thi hành. Hết thời hạn thi hành mà bên phải chịu thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Đối với phán quyết của trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký tại
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Quy định đã thể hiện sự hỗ trợ rõ nét nhất của Nhà nước đối với hoạt động trọng tài, vì trọng tài là phi Chính phủ nên bản thân trọng tài không thể cưỡng chế thi hành phán quyết của mình. Nếu trọng tài đã phán quyết mà bên phải thi hành không chịu thi hành, bên được thi hành cũng như bản thân trọng tài sẽ không có cách gì buộc thi hành được. Vì thế, Nhà nước hỗ trợ thi hành phán quyết trọng tài là sự hỗ trợ vô cùng cần thiết và hiệu quả.
Hủy phán quyết của trọng tài
Phán quyết trọng tài sau khi được tuyên sẽ có giá trị chung thẩm, các bên phải tự nguyện thi hành mà không có kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, vì lý do khác nhau mà phán quyết trọng tài có thể sai sót, nên có thể bị tuyên hủy bởi Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của pháp luật;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài hay trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị hủy;
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để phán quyết là giả tạo;
- Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
>>> Luật sư
Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010. Theo đó, Tòa án không xem xét lại nội dung tranh chấp cũng như trình tự, thủ tục tố tụng mà chỉ xem phán quyết trọng tài đã tuyên có thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 không. Nếu thuộc một trong các trường hợp đó, Tòa án ra quyết đinh hủy phán quyết trọng tài. Nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định theo Điều 68 thì Tòa án ra quyết định không hủy phán quyết trọng tài và khi đó phán quyết của trọng tài sẽ có hiệu lực.
Như vậy, việc Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc hủy hay không hủy phán quyết trọng tài đã giúp cho phán quyết được thi hành dễ dàng hơn khi có hiệu lực và Tòa án như đã trở thành cấp trên của trọng tài. Tuy nhiên, Tòa án và trọng tài vẫn là những hình thức giải quyết tranh chấp độc lập.