Hình phạt là các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước, nhằm mục đích trừng trị người phạm tội. Tuy nhiên chế định hình phạt vẫn mang nhiều tính chất nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho những người lập công lớn. Vậy thế nào là "lập công lớn" trong trách nhiệm hình sự?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là lập công lớn trong trách nhiệm hình sự?
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đã có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về khái niệm “lập công lớn trong trách nhiệm hình sự” căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, thuật ngữ “lập công lớn” trong trách nhiệm hình sự được giải thích cụ thể như sau:
Lập công lớn là khái niệm để chỉ trường hợp như sau:
– Người phạm tội giúp đỡ các lực lượng chức năng, chủ thể có thẩm quyền, giúp đỡ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, xử lý tội phạm, điều tra tội phạm, và đặc biệt là tội phạm đó không liên quan đến tội phạm mà người phạm tội bị buộc tội;
– Người phạm tội đã cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo;
– Người phạm tội cứu được tài sản có giá trị lớn, cụ thể là từ 100.000.000 đồng trở lên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tập thể, của cá nhân trong xã hội, của các tổ chức trong xã hội khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất khả kháng khác, trở ngại khách quan nằm ngoài ý chí chủ quan của con người;
– Người phạm tội đưa ra các phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn đối với các lực lượng chức năng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
– Ngoài các trường hợp nêu trên, hoàn toàn có thể xác định những trường hợp khác là trường hợp lập công lớn, tuy nhiên trường hợp đó cần phải được cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án ghi nhận rõ ràng trong bản án.
2. Có miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội lập công lớn không?
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
– Người phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những căn cứ cơ bản sau đây:
+ Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của pháp luật, xuất phát từ sự thay đổi chính sách pháp luật, sự thay đổi đó đã làm cho hành vi phạm tội của người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội;
+ Khi có quyết định đại xá của chủ thể có thẩm quyền.
– Người phạm tội có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những căn cứ cơ bản sau đây:
+ Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, xuất phát từ nguyên do có sự chuẩn biến trong tình hình, người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội;
+ Khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc các chứng bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng nhận thức, không có khả năng điều khiển hành vi, không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội;
+ Người phạm tội đã tự nguyện tự thú, tự nguyện khai rõ sự thật, góp phần có hiệu quả cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình phát hiện và điều tra tội phạm, thực hiện nhiều hành vi cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, lập công lớn, có công hiến đặc biệt và được cơ quan có thẩm quyền cùng với xã hội ghi nhận.
Theo đó thì có thể nói, người phạm tội có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp sau:
– Trước khi bị phát giác, người này đã ra tự thú và khai rõ sự việc với cơ quan có thẩm quyền, góp phần tích cực vào quá trình phát hiện tội phạm, điều tra tội phạm;
– Người phạm tội cố gắng hạn chế hậu quả đến mức thấp nhất trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội;
– Lập công lớn hoặc có công hiến được nhà nước và xã hội thừa nhận.
Như vậy có thể nói, hoàn toàn có thể xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội lập công lớn nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu trên.
3. Người lập công lớn có thể miễn chấp hành hình phạt, giảm hình phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về miễn chấp hành hình phạt. Theo đó, quy định về việc miễn chấp hành hình phạt đối với người lập công lớn được ghi nhận như sau:
– Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, tuy nhiên chưa chấp hành hình phạt, nếu như người đó đã lập công lớn hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo, người đó không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội, theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền đó là viện trưởng viện kiểm sát, tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hoàn toàn có thể ra quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cho người đó;
– Người bị kết án phạt tiền đã có hành vi tích cực chấp hành ít nhất một phần hai hình phạt, tuy nhiên hiện nay người đó đang lâm vào tình trạng hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài xuất phát từ các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, ốm đau, trên thực tế hiện nay người đó không thể tiếp tục chấp hành hình phạt còn lại, hoặc người đó đã có hành vi lập công lớn, theo đề nghị của chủ thể có thẩm quyền đó là viện trưởng viện kiểm sát, tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền có thể ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại đối với người bị kết án đó.
Như vậy có thể nói, nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì người phạm tội đã lập công lớn hoàn toàn có thể được miễn chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án.
Về việc giảm mức hình phạt, căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về việc giảm mức hình phạt đã tuyên, theo đó việc người lập công lớn có thể sẽ được giảm mức hình phạt đã tuyên ghi nhận cụ thể như sau:
– Người được xác định là người dưới 18 tuổi phạm tội bị cải tạo không gian giữ hoặc phạt tù, nếu như người đó đã có tiến bộ tích cực, chấp hành được ít nhất một phần tư (1/4) thời hạn của tòa án đã tuyên, thì có thể được tòa án xem xét giảm mức hình phạt, riêng đối với hình phạt tù thì mỗi lần có thể giảm cho người dưới 18 tuổi 04 năm hình phạt, tuy nhiên cần phải đảm bảo quá trình chấp hành hình phạt của người này ít nhất là hai phần năm (2/5) mức hình phạt đã tuyên chức đó;
– Người dưới 18 tuổi phạm tội bị cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu người đó đã lập công lớn hoặc mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, thì tòa án có thể xem xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành hình phạt còn lại;
– Người dưới 18 tuổi bị áp dụng hình phạt là phạt tiền, tuy nhiên người đó đã lâm vào tình trạng hoàn cảnh kinh tế khó khăn đặc biệt kéo dài xuất phát từ các sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, ốm đau, người dưới 18 tuổi đã lập công lớn, thì theo đề nghị của chủ tài khoản thẩm quyền đó là viện trưởng viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền có thể ra quyết định giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại đối với người dưới 18 tuổi.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP, có quy định cụ thể về nguyên tắc xử lý đối với các loại tội phạm tham nhũng và tội phạm khác liên quan đến chức vụ. Cụ thể như sau:
– Trong quá trình tố tụng, người phạm tội thực hiện hành vi tham ô tài sản, tội nhận hối lộ theo quy định của pháp luật về hình sự, đã chủ động nộp lại ít hết 3/4 số tài sản tham ô hoặc số tài sản mà mình đã nhận hối lộ, đồng thời người phạm tội cũng đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong quá trình phát hiện và điều tra tội phạm, hoặc người phạm tội đã lập công lớn thì sẽ không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội đó đang bị xét xử hoặc đang bị truy tố;
– Việc xử lý tội phạm tham nhũng, các tội phạm khác liên quan đến chức vụ cần phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ bạn nghiêm khắc quy tắc của pháp luật về hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
Theo đó thì có thể nói, người lập công lớn hoàn toàn có thể được miễn chấp hành hình phạt, giảm hình phạt theo các điều luật phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.