Thuật ngữ doanh nghiệp có vốn nhà nước không còn xa lạ hiện nay. Vậy, hiểu như thế nào về công ty, doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước? Trình tự, thủ tục để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là Công ty, doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước?
- 2 2. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
- 3 3. Điều kiện để Nhà nước đầu tư vốn góp vào công ty, doanh nghiệp:
- 4 4. Trình tự, thủ tục để đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, công ty:
- 5 5. Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
1. Thế nào là Công ty, doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước?
– Khái niệm: Doanh nghiệp có vốn Nhà nước được hiểu là những doanh nghiệp có Nhà nước nắm giữ một phần tỉ lệ nhất định. Nhà nước có thể là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu với các cá nhân, tổ chức khác trong việc góp vốn và quản lý.
Căn cứ vào tỷ lệ vốn góp của Nhà nước trong doanh nghiệp dẫn đến quyền hạn và nghĩa vụ của Nhà nước trong vấn đề này. Nguồn vốn của Nhà nước góp tại doanh nghiệp được hiểu là các loại vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc các nguồn vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp hoặc thông qua các quỹ hỗ trợ sắp xếp loại doanh nghiệp; Ngoài ra, với những vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các loại vốn khác cũng sẽ được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, công ty.
– Hình thức đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp:
Các công ty và doanh nghiệp thực hiện hoạt động góp vốn đầu tư, bổ sung vốn điều lệ theo những hình thức quy định tại Khoản 4 Điều 6 Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014:
+ Quá trình đầu tư vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động;
+ Quá trình đầu tư bổ sung vốn Nhà nước để thực hiện việc duy trì tỷ lệ cổ phần vốn góp của Nhà nước tại các công ty với hình thức là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Việc đầu tư vốn Nhà nước để vì mục đích mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Với quy định nêu trên, hình thức đầu tư vốn vào doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để phân biệt doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp có vốn Nhà nước là doanh nghiệp mà ở đó Nhà nước là một chủ đầu tư, một cổ đông nắm giữ phần vốn góp lên đến 100% vốn điều lệ. Nhà nước có thể là chủ sở hữu duy nhất hoặc đồng sở hữu đối với các tổ chức, cá nhân khác. Phụ thuộc vào phần vốn góp của Nhà nước là dưới 50%, trên 50% hay 100% vốn điều lệ mà quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau.
2. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
– Các doanh nghiệp, công ty có vốn góp là của Nhà nước cần tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
– Quá trình sử dụng vốn Nhà nước tạo doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội học với những quy hoạch phát triển ngành;
– Việc sử dụng vốn đầu tư phải phục vụ cho quá trình hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc trong trường hợp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ duy trì tỷ lệ cổ phần vốn góp theo quy định tại điều 10 và điều 16 của luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
– Quá trình hoạt động trực tiếp để sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp thì cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào vấn đề này;
– Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; những chủ thể này phải đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế đúng với thị trường. Thực hiện phải bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh;
– Trong quá trình quản lý sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì cơ quan đại diện, chủ sở hữu người đại diện, chủ sở hữu trực tiếp phải đảm bảo được quá trình sử dụng hiệu quả và gia tăng được giá trị vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; cùng với đó vấn đề phòng chống dàn trải lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp đặc biệt cần phải lưu ý;
– Trong bất kỳ việc đầu tư quản lý sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải đảm bảo sự công khai, minh bạch;
– Khi các công ty, doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước mà Nhà nước ta là thành viên của Điều ước quốc tế thì phải đảm bảo phù hợp với những quy định tại điều ước này.
3. Điều kiện để Nhà nước đầu tư vốn góp vào công ty, doanh nghiệp:
Quyết định việc đầu tư vốn góp Nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định như sau:
– Những doanh nghiệp, công ty có tài sản hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện các dự án quan trọng của quốc gia. Và những dự án này đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
– Công ty, doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước;
– Những cơ quan đại diện chủ sở hữu là ra quyết định đầu tư vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp phải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
4. Trình tự, thủ tục để đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, công ty:
Quá trình đầu tư vốn Nhà nước phải diễn ra trong một thủ tục nhất định. Căn cứ theo Điều 12 Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 đã được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 91/ 2015/NĐ-CP sau:
– Cơ quan đại diện cho sở hữu của công ty sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp Nhà nước. Sau đó tiến hành gửi hồ sơ này đến cơ quan tài chính cùng cấp trong thời gian 30 ngày tính từ lúc có quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Cần chuẩn bị một bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền cùng với đó là đề án thành lập doanh nghiệp của Nhà nước. Bạn thấy án thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải theo quy định của Chính phủ về việc thành lập tổ chức lại giải thể doanh nghiệp;
+ Ngoài ra, cần có thêm bản sao các tài liệu giải trình về nguồn vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp Nhà nước, bản giải trình này đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Thẩm quyền của cơ quan tài chính cung cấp:
Cơ quan tài chính cùng cấp chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ đảm bảo theo quy định giúp cho các chủ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại khoản 2 điều này;
Thời gian để thực hiện việc này là trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị đầu tư vốn Nhà nước để thành lập doanh nghiệp Nhà nước;
Về hồ sơ đề nghị đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp Nhà nước nếu chưa đảm bảo về mặt nội dung và hình thức theo quy định thì cơ quan tài chính phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do trả lời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thời hạn 7 ngày để giải quyết sửa đổi bổ sung hồ sơ này.
5. Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
– Đưa ra quyết định đầu tư vốn Nhà nước và doanh nghiệp phải đúng với thẩm quyền và phạm vi trình tự thủ tục đã được quy định của Nhà nước;
– Đối với những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ việc can thiệp không đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình và hoạt động quản lý sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp là đang bị vi phạm và bị nghiêm cấm;
– Khi Nhà nước đã quyết định vốn góp vào doanh nghiệp hoặc công ty thì các công ty này phải thực hiện đúng theo quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Những hành vi thực hiện không đúng theo quy định về quản lý sử dụng vốn tài sản của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoàn toàn bị nghiêm cấm;
– Thực hiện việc giám sát; kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp không đúng với những chức năng nhiệm vụ quyền hạn được cho phép;
– Việc cung cấp những thông tin được cung cấp không trung thực không chính xác mà không đầy đủ kịp thời;
– Vấn đề bảo mật thông tin của doanh nghiệp, công ty có vốn góp từ Nhà nước cần đặc biệt lưu ý. Việc tiết lộ, sử dụng thông tin cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước cung cấp không đúng theo quy định của pháp luật sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
–