Thế nào được coi là mâu thuận vợ chồng không thể kéo dài thêm? Nguyên nhân dẫn đến vấn đề ly hôn.
Khi nào thì nên ly hôn. Cuộc sống vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng thì phải giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tôi lấy chồng gần 8 năm , vợ chồng tôi có 1 cháu gái 6 tuổi. Gia đình tôi lúc nào cũng lục đục đủ chuyện. Gia đình anh ấy ở quê còn gia đình tôi ở thành phố Quy Nhơn. Từ khi cưới nhau tài chính của ai người đó tự giữ và chi tiêu. Khi tôi có bầu và sinh em bé anh ấy chả giúp ích được gì về tiền bạc tự tôi phải lo còn không thì nhờ ba mẹ tôi. Thời gian tôi ở nhà nuôi con anh ấy chỉ gửi tiền về đúng 1 lần rồi sau đó nói đủ lý do và ko gửi, khi tôi ẫm con vào sống ở Vũng Tàu cùng anh ấy(chồng tôi làm việc tại Vũng Tàu), mỗi tháng ảnh đưa tôi 3 triệu đủ để đi chợ tiền thuê nhà nuôi con bao nhiêu đó ko đủ vào đâu(Lương cúng của anh ấy 6 triệu, đi công tác có khi lương lên tới 15 triệu tùy tháng). Nhưng từ khi tôi đi làm trở lại cho tới nay tôi đều lo hết chuyện mọi chuyện từ học hành ăn uống sữa… cho con và chi phí cho tôi, anh ấy chỉ thỉnh thoảng dẫn mẹ con tôi đi ăn sáng uống cafe hay lâu lâu mua cho cái này cái kia chút ít có gọi là (Hiện chúng tôi đang sinh sống tại Quy Nhơn sống cùng ba má tôi và anh ấy chạy xe tải, xe này do vay ngân hàng và mượn người thân anh ấy chở hàng hóa và làm dịch vụ âm thanh ánh sáng tổ chức sự kiện cùng với cậu của anh ấy). Nhưng chưa bao giò anh ấy đưa tiền cho tôi nắm giữ, anh ấy nói tiền anh ấy làm ra mắc mớ gì tôi phải giữ rắc rối. Nhưng hiện nay tôi ko biết anh ấy làm ăn như thé nào trả nợ hết chưa hay là có dư chút ít gì ko, tôi hoàn toàn ko biết, tiền ăn ở nhà ba má tôi ko lấy 1 đồng nhưng có vẻ anh ấy ko biết điều, tôi ở nhà chồng ko được coi trọng mặc dù là dâu trưởng nhưng ko được tham gia vào bất kỳ cái gì, vì bên đó họ nghĩ tôi ko làm ra tiền và tiền bạc chính là anh ấy anh ấy nắm. Tôi thật sự rất tuyệt vọng ko biết nên sống tiếp với chồng hay là nên li dị vì tôi biết dù có thế nào đi nữa tiền chồng tôi làm ra tôi vẫn không biết và ko bao giờ nắm giữ dù 1 đồng, như vậy nếu ảnh có đi đâu làm gì tôi đều như người mù. Con tôi tôi tự đẻ tự nuôi lớn cho ăn học chỉ mình tôi , thiệt sự tôi rất bế tắt mong luật sư có thể tư vấn dùm tôi. Có thể bao nhiêu đây tôi nói ko hết ý mình nhưng đó cũng là một phần nào về cuộc sống của tôi hiện nay ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ vào quy định của pháp luật theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quan hệ vợ chồng như sau:
Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Trong trường hợp câu hỏi của chị, chị cần xem xét xem có khả năng duy trì mối quan hệ hôn nhân này hay không? Nếu đã xem xét, cân nhắc và muốn đưa đến quyết định ly hôn thì chị có thể làm thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân qua tổng đài: 1900.6568
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được áp dụng như sau:
+ Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
+ Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
+ Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bạn có thể dựa vào các nội dung quy định chung nêu trên để giải quyết mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Nếu tình trạng hôn nhân rơi vào tình trạng mâu thuẫn trầm trọng thì bạn phải chứng minh để làm căn cứ yêu cầu ly hôn.