Thế chấp đất của hộ gia đình có cần các thành viên đồng ý không? Sở hữu chung của các thành viên gia đình. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật Dương Gia! Theo Bộ luật dân sự 2015, hộ gia đình muốn vay vốn để sản xuất kinh doanh thì các thành viên từ 15 tuổi trở lên phải ủy quyền cho cá nhân ký
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Khi thực hiện giao dịch vay tiền thì bên cho vay thông thường sẽ cho vay và có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. Đối với hộ gia đình vay vốn cũng như vậy, Ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015 quy định chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình như sau:
Xem thêm: Tái cấp vốn là gì? Hoạt động tái cấp vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước?
"1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện."
Về vấn đề hộ gia đình vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh bằng hình thức vay thế chấp, theo quy định trước đây tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2005 quy định, việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
>>> Luật sư tư vấn thế chấp đất của hộ gia đình có cần các thành viên đồng ý không: 1900.6568
Tuy nhiên, hiện nay theo quy định Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 về sở hữu chung của hộ gia đình, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, hiện nay theo quy định Bộ luật dân sự 2015, khi hộ gia đình vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, Ngân hàng yêu cầu những thành viên chưa đủ 18 tuổi trong gia đình ký hợp đồng uỷ quyền để bố mẹ vay vốn là đúng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Xem thêm: Ngân hàng nhà nước là gì? Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước?