Hội đồng xét xử là gì? Hội đồng xét xử trong Tiếng anh là gì? Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng? Thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt? Các vấn đề pháp lý khác về thay đổi thành viên hội đồng xét xử?
Chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng là các cá nhân được nhà nước trao quyền lực để thực hiện nghĩa vụ trong quá trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Mỗi cá nhân, cơ quan sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn riêng gắn với mỗi giai đoạn tố tụng. Trong đó, Hội đồng xét xử là một nhóm thành viên được lập ra với vai trò quan trọng là đưa ra phán quyết cuối cùng trong giai đoạn xét xử. Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, thành viên Hội đồng xét xử buộc phải thay thế trong một số trường hợp. Vậy, các trường hợp đó là gì, câu trả lời sẽ có ngay sau đây:
Tổng đài Luật sư
1. Hội đồng xét xử là gì?
Hội đồng xét xử là hội đồng bao gồm thành viên là thẩm phán và hội thẩm nhân dân (có đủ điều kiện luật định) do Tòa án có thẩm quyền lập ra nhằm trực tiếp xét xử vụ án hình sự và đưa ra phán quyết cuối cùng đối với vụ án.
Thành phần hội đồng xét xử được quy định tại điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
– Đối với hội đồng xét xử sơ thẩm: Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
– Đối với Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.
2. Hội đồng xét xử trong Tiếng anh là gì?
Hội đồng xét xử trong Tiếng anh là “The trial panel“
3. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Điều 49
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Bảo đảm tính vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thị họ không được tiến hành tố tụng.
4. Thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
Ngày nay, xét xử công bằng, không thiên vị là giá trị phổ biến được các quốc gia cam kết tôn trọng trong các văn kiện và pháp luật quốc tế như: Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, khoản 1 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, khoản 1 Điều 6 Công ước châu Âu về nhân quyền.
Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, bên cạnh các trường hợp được quy định tại điều 49, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc thay đổi theo quy định tại Điều 53, cụ thể:
Thứ nhất, Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau: Đây có thể là quan hệ thân thích giữa thẩm phán với hội thẩm, thẩm phán với thẩm phán và hội thẩm với hội thẩm. Quan hệ thân thích giữa các thành viên của hội đồng xét xử không đảm bảo nguyên tắc xét xử độc lập. Quyết định của hội đồng xét xử có thể bị tác động tiêu cực của mối quan hệ thân thích. Trong một hội đồng xét xử có hai thành viên thân thích với nhau thì chỉ cần một người bị thay đổi cũng đủ triệt tiêu quan hệ thân thích trong tố tụng. Việc thay đổi ai trước khi mở phiên tòa do chánh án tòa án quyết định, tại phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định. Quan hệ thân thích ở đây bao gồm: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi ; Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột ; Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Thứ hai, Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Đối tượng bị thay đổi trong trường hợp này không phải là thẩm phán đã tham gia xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Và cũng không phải mọi thẩm phán, hội thẩm đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm đều bị thay đổi. Chỉ những thẩm phán, hội thẩm đã ra bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án mới bị thay đổi. Những thẩm phán, hội thẩm này đã từng là người giải quyết vụ án về mặt nội dung, đã thể hiện quan điểm của mình về vụ án qua các phán quyết tố tụng quyết định quyền lợi, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Khó có thể khách quan và bỏ được định kiến nếu những người này xét xử lại vụ án mà chính họ đã từng giải quyết. Nếu thẩm phán, hội thẩm chỉ tham gia ra các quyết định có tính hình thức, không giải quyết thực chất nội dung vụ án như: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, xét lí do kháng cáo quá hạn thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án.
Thứ ba, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. Quy định này đã có sự mở rộng hơn so với
5. Các vấn đề pháp lý khác về thay đổi thành viên hội đồng xét xử
Thứ nhất, thẩm quyền thay đổi thành viên hội đồng xét xử.
Khoản 2, Điều 53 BLTTHS 2015 quy định:
– Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định. Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
– Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Thứ hai, quyền đề nghị thay đổi thành viên hội đồng xét xử.
Theo quy định tại Điều 302, Quyền đề nghị thay đổi thành viên Hội đồng xét xử tại phiên tòa bao gồm: Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thứ ba, sự có mặt của thành viên hội đồng xét xử.
Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
Như vậy, có thể thấy rằng, Hội đồng xét xử là các thành viên “cốt lõi” tại phiên tòa xét xử, một bản án không thể ra đời nếu thiếu đi một trong các thành viên hội đồng xét xử và một bản án cũng không thể ra đời một cách khách quan, vô tư nếu giữa thẩm phán và hội thẩm có mối quan hệ hoặc họ và những người khác có mối quan hệ đặc biệt. Do đó, theo đánh giá cá nhân, các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện nay đã mang đến những hiệu quả tích cực.