Khái quát về thư ký tòa án, thẩm tra viên? Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đóng vai trò là người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự, trong một số trường hợp Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên có thể bị thay đổi. Vậy việc thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên trong tố tụng dân sự được pháp luật nước ta quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Khái quát về thư ký tòa án, thẩm tra viên?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, khái niệm tố tụng dân sự có thể hiểu là các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lí vụ việc dân sự. Tố tụng dân sự về thực chất chỉ bao gồm thẩm quyền và thủ tục giải quyết vụ việc dân sự. Tố tụng dân sự còn được hiểu là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự.
Tòa án nhân tiến hành giải quyết tố tụng dân sự khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến dân sự, thương mại, lao động, đất đai.
Chủ thể trong tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, bao gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Tại Điều 46 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì Thư ký tòa án và thẩm tra viên là người tiến hành tố tụng trong vụ việc dân sự.
Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014:
– Thư ký Tòa án theo quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch: Thư ký viên; Thư ký viên chính; Thư ký viên cao cấp. Thư ký tòa án phải đủ các tiều chuẩn và điều kiện mới được dự thi nâng ngạch, và những tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
– Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có các ngạch Thư ký Tòa án bao gồm Thư ký viên; Thư ký viên chính; Thư ký viên cao cấp.
– Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thư ký Tòa án bao gồm Thư ký viên; Thư ký viên chính; Thư ký viên cao cấp.
– Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thư ký tòa án thực hiện nhiệm vụ của Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng trong vụ việc dân sự;
+ Thư ký tòa án thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án, đảm bảo hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật.
+ Ngoài các quyền được nêu trên thì Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình làm việc.
Thẩm tra viên được quy định tại Điều 93 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
– Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch sau đây: Thẩm tra viên; Thẩm tra viên chính; Thẩm tra viên cao cấp. Thẩm tra viên phải đủ các tiều chuẩn và điều kiện mới được dự thi nâng ngạch, và tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thẩm tra viên thực hiện các nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
+ Cùng với việc thực hiện thẩm tra thì thẩm tra viên thực hiện việc kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
+ Thẩm tra viên về thi hành án có nhiệm vụ giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật;
+ Ngoài các nhiệm vụ nêu trên thì thẩm tra viên còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Với các quyền hạn, nhiệm vụ được quy định thì Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình để đảm bảo quá trình tố tụng thẩm tra viên phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả tố tụng; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
2. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự?
2.1. Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
* Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được quy định tại Điều 54
– Khi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự và đồng thời là người tiến hành tố tụng của vụ án đó thì họ sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi.
– Khi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
– Khi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án có căn cứ rõ ràng cho rằng Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
– Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
– Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.
2.2. Thủ tục thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
* Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 55 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Việc từ chối tiến hành tố tụng của những người tiến hành tố tụng nêu trên hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của những người có liên quan trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng theo đúng quy định pháp luật.
– Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp để ghi nhận việc thay đổi này theo quy định của pháp luật.
2.3. Thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
* Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Thẩm quyền quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng như sau:
+ Thẩm quyền quyết định thay đổi thư ký, thẩm tra viên trước khi mở phiên tòa: việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.
+ Tại phiên tòa:
Việc thay đổi người tiến hành tố tung Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thuộc về Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
Thủ tục được diễn ra như sau: sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số về việc thay đổi.
Hậu quả pháp lý của việc thay đổi người tiến hành tố tụng như sau: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Sau khi có quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng thì Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế để tiến hành kịp thời quá trình tố tụng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Thư ký tòa án, thẩm tra viên, các quy định về Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên trong tố tụng dân sự, thẩm quyền thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên trong tố tụng dân sự cũng như các nội dung liên quan khác.