Con gái tôi mới mất cách đây mấy tháng, nay chồng cũ của nó đến nhà tôi đòi giành quyền nuôi con với gia đình nhà tôi. Vậy gia đình tôi có được quyền nuôi cháu tiếp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Con gái tôi với chồng cũ của nó ly hôn được 3 năm nay, tòa tuyên con gái tôi được quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, con gái tôi mới mất cách đây mấy tháng, nay chồng cũ của nó đến nhà tôi đòi giành quyền nuôi con với gia đình nhà tôi. Cháu gái tôi mới 12 tuồi, trước nay đều ở với mẹ và ông bà ngoại. Vậy gia đình tôi có được quyền nuôi cháu tiếp không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”
Theo Điều 70 quy định về quyền và nghĩa vụ của con:
“Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc”
Như vậy, sau khi vợ mất thì người chồng có quyền và nghĩa vụ trực tiếp nuôi con.
>>> Luật sư
Tuy nhiên, nếu cha của đứa trẻ rơi vào trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 gồm những trường hợp sau:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tán tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu ba của đứa trẻ rơi vào các trường hợp trên thì bạn với vai trò là người thân thích theo Điểm a, Khoản 2, Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình có quyền yêu cầu
Theo Điều 87 thì hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
“Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Cha và mẹ đều bị
b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên”
Trường hợp ba của đứa trẻ không rơi vào trường hợp hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì bạn nên bình tĩnh, có những biện pháp thuyết phục bố của đứa trẻ vẫn để cháu cho ông bà trông nom chăm sóc
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài