Thay đổi người đứng tên chủ hộ trên sổ hộ khẩu. Thủ tục thay đổi chủ hộ khẩu.
Thay đổi người đứng tên chủ hộ trên sổ hộ khẩu. Thủ tục thay đổi chủ hộ khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư! Gia đình tôi có 4 thành viên ba, mẹ, chị và tôi. Ba mẹ đã ly hôn. Ba tôi là chủ hộ và đã đi định cư ở Mỹ. Tôi vừa lấy vợ, và muốn nhập tên vợ vào sổ hộ khẩu để tiện cho các con học tập sau này. Nhưng không thể liên hệ được ba tôi ở Mỹ. Sau này, tôi muốn nhập tên con vào sổ hộ khẩu cũng rất khó khăn. Mong Luật sư tư vấn giúp? Tôi muốn thay đổi tên chủ hộ là mẹ tôi mà không có ý kiến của ba tôi có được không (do không thể liên hệ được)?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Vì bố bạn ra nước ngoài định cư nên để làm thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu thì cằn phải làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú 2006 như sau:
"Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ."
Căn cứ Điều 11 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định xóa đăng ký thường trú như sau:
"Điều 11. Xóa đăng ký thường trú
1. Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.
2. Thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp thuộc các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú
a) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợpxóa đăng ký thường trú.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký thường trú phải xóa tên công dân trong sổ đăng ký thường trú và trong sổ hộ khẩu;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều chỉnh hồ sơ đăng ký thường trú trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an phường, xã, thị trấn nơi có người bị xóa đăng ký thường trú;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm thông báo Công an huyện. Sau khi điều chỉnh hồ sơ trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, Công an huyện có trách nhiệm thông báo cho tàng thư căn cước công dân."
>>> Luật sư tư vấn thủ tục thay đổi hộ khẩu qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi làm thủ tục xóa đăng ký thường trú của bố bạn, bạn thực hiện thủ tục thay đổi chủ hộ theo Điều 29 Luật cư trú 2006 như sau:
"Điều 29. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ."
Trong trường hợp của bạn chỉ cần xin ý kiến của các thành viên khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.