Quyền bào chữa là gì? Quyền bào chữa là gì? Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa trong tố tụng hình sự? Quyền từ chối bào chữa của người bào chữa?
Trong hoạt động tố tụng, người bào chữa có chức năng gỡ tội cho bị can, bị cáo, đối lập với chức năng buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng về mặt ý nghĩa pháp lý lại đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, công bằng và đúng pháp luật, tránh cách nhìn phiến diện một chiều luôn buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng. Với các vai trò đó thì việc tìm một người bão chữa phù hợp là vô cùng quan trọng. Khi có các lý do khách quan và các căn cứ phù hợp, người bị buộc tội có thể yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa trong tố tụng hình sự. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu về các quy định về thay đổi hoặc từ chối người bào chữa trong tố tụng hình sự.
1. Quyền bào chữa là gì?
Quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của người bị buộc tội. Thông qua đó, bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lí lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử.
Quyền con người luôn là vấn đề hàng đầu được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Để đảm bảo quyền con người trong xã hội, Hiến pháp của nước ta đã có nhiều điều khoản nhấn mạnh quyền công dân trong đó không thể không kể đến quyền bào chữa và những bảo đảm cần thiết để quyền đó được thực hiện đúng pháp luật, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Việc Hiến pháp ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bị cáo càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của chế định này. Không những thế, Điều 34 Bộ luật tố tụng hình sự nước ta cũng đã quy định và ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bị cáo nhằm không để bất kì người nào có thể bị hạn chế hay tước đi quyền cơ bản này mà pháp luật đã dành cho họ.
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo vừa là một trong những chế định quan trọng và phức tạp lại vừa mang tính lí luận, vừa mang tính thực tiễn cao.
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quyền được pháp luật quy định cho phép người bị buộc tội sử dụng nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với họ. Có thể hiểu như sau, bào chữa là công việc do người bị buộc tội và người bào chữa thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm loại bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội.
Bên cạnh bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bị hại, đương sự cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm bởi vì công bằng trong tố tụng hình sự phải được bảo đảm; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dù là người bị buộc tội hay là bị hại, đương sự đều phải được tôn trọng và bảo vệ.
Việc buộc tội của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường gắn liền với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc phải chịu trách nhiệm hình sự mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy không phải mọi trường hợp buộc tội đối với bị can, bị cáo đều chính xác mà vẫn còn có những trường hợp buộc tội oan dẫn đến oan sai, gây ra những hậu quả và hệ lụy đáng tiếc. Do vậy, quyền bào chữa thuộc về bị can, bị cáo là yêu cầu khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn.
2. Quyền bào chữa tiếng anh là gì?
Quyền bào chữa tiếng anh là “right of defense“.
3. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa trong tố tụng hình sự:
3.1. Người bào chữa
Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa”.
Người bào chữa sẽ tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết xác định người bị buộc tội không có tội hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và giúp đỡ người bị buộc tội về mặt pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sự tham gia tố tụng của người bào chữa là rất cần thiết và có những vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tố tụng, góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án được đúng đắn, không để bị can, bị cáo bị buộc tội oan, sai.
3.2. Quy định về Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
Theo Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
“1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.
Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.”
Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, có 03 đối tượng sau đây có quyền thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa:
– Thứ nhất là chính bản thân bị can, bị cáo.
– Thứ hai, là người đại diện của bị can, bị cáo.
– Thứ ba là người thân thích của bị can, bị cáo.
Khi các đối tượng trên từ chối người bào chữa không phải do chính bị can, bị cáo thực hiện thì đều phải được sự đồng ý của họ và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án ngoại trừ người này có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi mà không thể tự bào chữa. Ngoài ra, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa cho. Do đó, có thể thấy, việc có từ chối người bào chữa hay không hoàn toàn dựa vào ý chí của người bị buộc tội.
Trong trường hợp, bị can, bị cáo từ chối người bào chữa được chỉ định thì khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các tổ chức sau đây phải cử người tiếp tục việc bào chữa:
– Thứ nhất là đoàn luật sư.
– Thứ hai là trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
– Thứ ba, là ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Khi đó cơ quan tiến hành tố tụng cũng lập thành văn bản và dừng việc chỉ định người bào chữa.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội; người thân thích của người bị buộc tội có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Trong trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.
Đối với trường hợp chỉ định người bào chữa, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định chung. Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của
4. Quyền từ chối bào chữa của người bào chữa:
Theo điểm c, khoản 2, Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa thì người bào chữa có nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đảm nhận bào chữa nếu:
– Thứ nhất, không vì lý do bất khả kháng
– Thứ hai, không phải do trở ngại khách quan
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người bào chữa nếu không chứng minh được lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì không được phép từ chối bào chữa đối với người bị buộc tội mà mình đảm nhận bào chữa.
Ngoài ra, tại Điều 9 các hành vi bị cấm của
Trong trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho các cơ quan này cùng với người được bào chữa được biết.