Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo như quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành để chăm sóc về sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vậy có thay đổi hộ khẩu thường trú cần làm lại thẻ BHYT không?
Mục lục bài viết
1. Thay đổi hộ khẩu thường trú cần làm lại thẻ BHYT không?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo như quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành để chăm sóc về sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Điều 16 của Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế có quy định về thẻ bảo hiểm y tế như sau:
– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng về những quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
– Mỗi người sẽ chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
– Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng được quy định như sau:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành có tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
+ Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày mà đã hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
+ Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành có tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục với thời gian từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì khi đó thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp mà trẻ em đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.
– Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong những trường hợp sau đây:
+ Thẻ mà đã hết thời hạn sử dụng;
+ Thẻ mà bị sửa chữa, tẩy xóa;
+ Người mà có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
– Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành về mẫu thẻ bảo hiểm y tế sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
Điều 26 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
– Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì khi đó người này được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi mà người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
– Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu sẽ được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, nơi người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu chính là tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.
Thêm nữa, tại Điều 19 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế quy định thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
– Rách, nát hoặc là hỏng;
– Thay đổi về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
– Thông tin ghi ở trong thẻ không đúng.
Theo đó, một trong các trường hợp đổi thẻ bảo hiểm y tế đó là khi người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Mà như đã nói ở trên, nơi người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu chính là ở tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương. Chính vì thế, nếu như người tham gia bảo hiểm y tế có thay đổi hộ khẩu thường trú thì sẽ cần thực hiện thủ tục đổi thẻ BHYT nếu như muốn thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
2. Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu như người tham gia bảo hiểm y tế có thay đổi hộ khẩu thường trú thì sẽ cần thực hiện thủ tục đổi thẻ BHYT nếu như muốn thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú được thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế thì hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế (đơn theo mẫu pháp luật quy định);
– Thẻ bảo hiểm y tế (gốc).
Bước 2: nộp hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú
Người có yêu cầu đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú nộp hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú đã chuẩn bị nêu ở trên đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện (tại bộ phận một cửa cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện), sau đó sẽ ký vào ô người nộp hồ sơ ở trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế.
Bước 3: giải quyết hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú
– Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú, ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo như mẫu pháp luật quy định và ký vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả tới cho người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi hộ khẩu thường trú, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.
– Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn sẽ được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
3. Trong thẻ bảo hiểm y tế có ghi nơi thường trú của người tham gia:
Tại Điều 3 Quyết định 1666/QĐ-BHXH ban hành Mẫu thẻ bảo hiểm y tế quy định về những thông tin in ở trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng gồm:
– Tiêu thức quản lý người có tham gia BHYT
+ Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người có tham gia BHYT.
+ Họ và tên: in họ và tên của người có tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
+ Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người có tham gia BHYT.
+ Giới tính: in nam hoặc là nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
+ Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người có tham gia BHYT.
+ Mã nơi đối tượng sinh sống: in (02 ký tự: K1/K2/K3) ký hiệu nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc trong hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện về kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ký hiệu nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
+ Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: in tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu do chính người tham gia BHYT đăng ký.
+ Về giá trị sử dụng: in giá trị sử dụng thẻ từ ngày …/…/…
+ Thời điểm đủ 05 năm liên tục: in từ ngày …/…/… tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục theo đúng quy định hiện hành, cụ thể:
++ Những người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính cho đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.
++ Từ ngày 01/01/2015 trở đi, những người tham gia BHYT chưa đủ hoặc là bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ 6.
+ Nơi cấp, đổi thẻ BHYT: in tên của địa danh của huyện và tỉnh nơi cơ quan BHXH in cấp, đổi thẻ BHYT cho người tham gia.
+ Chữ ký: in chức danh, chữ ký quét và họ tên của Trưởng Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ (hoặc là người đứng đầu đơn vị thuộc BHXH Việt Nam được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao ký thừa lệnh).
+ Vị trí dán ảnh: in khung trống nét đơn màu đen kích thước là 20mm x 30mm để chờ dán ảnh.
+ Vị trí mã vạch: in mã vạch hai chiều (chứa những thông tin trên thẻ và chuỗi ký tự kiểm tra).
– Chất lượng mực in: mực in nguyên bản của nhà sản xuất (không sử dụng mực đồ lại) phù hợp với các loại máy in do chính BHXH các cấp đang sử dụng để in thẻ BHYT.
– Thẻ được ép plastic sau khi được in.
Như vậy, qua các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng trong thẻ bảo hiểm y tế không ghi nơi thường trú của người tham gia bảo hiểm y tế.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: