Trợ giúp pháp lý có lẽ đã trở thành khái niệm không còn quá xa lạ đối với xã hội hiện nay. Xoay quanh vấn đề này, nhiều người thắc mắc rằng: Thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý được pháp luật ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý:
- 2 2. Một số yêu cầu khi thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý:
- 3 3. Thủ tục đề nghị thanh toán thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý:
- 4 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý:
1. Quy định về thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý:
Thứ nhất, trình tự thực hiện: Khi có mong muốn và nhu cầu thay đổi bổ sung hợp đồng cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý thì các chủ thể sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Sau đó nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp cộng tác viên đề nghị thay đổi hoặc bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý với đề nghị đó của cộng tác viên, thì khi đó chủ thể có thẩm quyền đó là Giám đốc trung tâm và cộng tác viên sẽ tiến hành ký kết văn bản sửa đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý theo đúng như mong muốn và nhu cầu nguyện vọng của các bạn. Còn đối với trường hợp không đồng ý với sự đề nghị thay đổi và bổ sung nội dung của hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý của cộng tác viên thì khi đó Giám đốc trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước sẽ cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Thứ hai, cách thức thực hiện: Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ sau khi đã chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, có thể nộp hồ sơ qua hình thức trực tuyến online tại cổng dịch vụ công hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thông qua bộ phận một cửa.
Thứ ba, thành phần hồ sơ (số lượng: 01 bộ), nhìn chung thì quá trình thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác phù hợp với quy định của pháp luật về mặt nội dung và hình thức (bản chính);
– Hợp đồng cộng tác mà các bên đã kí kết trước đây (bản chính);
– Thẻ cộng tác viên được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản chụp).
Thứ tư, thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật đối với yêu cầu đề nghị thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý đó là 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày chủ thể có thẩm quyền nhận được văn bản đề nghị thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý của cộng tác viên. và trong thời hạn này nếu như trường hợp không đồng ý với yêu cầu đề nghị thay đổi và bổ sung nội dung của hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý của cộng tác viên thì chủ thể có thẩm quyền cần phải trả lời bằng văn bản cho cộng tác viên biết và nêu rõ lý do chính đáng theo như đã phân tích ở trên.
Thứ năm, kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Nhìn chung thì kết quả thực hiện thủ tục hành chính của quá trình yêu cầu thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ là, (1) hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý đã được sửa đổi và bổ sung giữa trung tâm trợ giúp pháp lý với cộng tác viên, (2) văn bản trả lời không đồng ý thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý của chủ thể có thẩm quyền, (3) thanh lý hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của pháp luật.
2. Một số yêu cầu khi thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý:
Một số yêu cầu được đặt ra trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Các chủ thể có nguyện vọng và phải có đủ điều kiện theo quy định của luật trợ giúp pháp lý hiện nay: phải có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, chủ đề đó phải là tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên có 02 năm kinh nghiệm tư vấn trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức đó, phải có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý và không đang trong thời gian thi hành những quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư vấn pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Quá trình thực hiện thủ tục thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý không được làm xâm hại đến danh dự và nhân phẩm cũng như quyền lợi ích hợp pháp của người trợ giúp pháp lý và không được phân biệt đối xử giữa những người trợ giúp pháp lý với nhau;
Quá trình thực hiện thủ tục thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý phải được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định và do đúng chủ thể có thẩm quyền thực hiện; phải đảm bảo quá trình thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và đề cao ý trí tự định đoạt;
Quá trình thực hiện thủ tục thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý phải được lập thành văn bản theo đúng nội dung và hình thức do pháp luật, không được từ chối khi không có lý do chính đáng và không được tiết lộ những thông tin cơ bản của những người có nhu cầu làm thủ tục thay đổi và bổ sung hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý, không được lợi dụng hoạt động này để làm các hành vi vi phạm pháp luật với mục đích trục lợi hoặc xâm phạm đến an ninh quốc phòng của quốc gia và gây mất trật tự an toàn xã hội cũng như gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức.
3. Thủ tục đề nghị thanh toán thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý:
Theo quy định tại văn bản hợp nhất số 2435/VBHN-BTP của Bộ Tư pháp về thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, thì vấn đề này được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, đối với hình thức thanh toán theo buổi làm việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý gửi cho cơ quan có thẩm quyền đó là Trung tâm hoặc Chi nhánh các loại giấy tờ sau:
– Bảng kê thời gian thực tế đã thực hiện theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tư pháp ban hành có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến làm việc hoặc gặp gỡ;
– Bảng kê chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành về tài chính.
Thứ hai, đối với hình thức thanh toán theo khoán chi vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý gửi cho cơ quan có thẩm quyền đó là Trung tâm hoặc Chi nhánh các loại giấy tờ sau:
– Bảng kê công việc đã thực hiện theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tư pháp ban hành có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến làm việc hoặc gặp gỡ;
– Bảng kê chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý kèm theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành về tài chính.
Thứ ba, đối với đề nghị thanh toán vụ việc tư vấn pháp luật, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý gửi cho cơ quan có thẩm quyền đó là Trung tâm hoặc Chi nhánh văn bản tư vấn pháp luật.
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý:
Hoạt động trợ giúp pháp lý xác định đối tượng trung tâm là người nghèo, người có công với cách mạng, những người có khó khăn về tài chính, yếu thế trong xã hội. Do vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến nhóm đối tượng này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp pháp lý.
Thứ nhất, về chính sách: Nhà nước đã ban hành chính sách trợ giúp pháp lý từ rất sớm. Những năm qua, từ khi khai sinh ra các tổ chức, các hình thức hoạt động về trợ giúp pháp lý, sau khi đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện thể chế pháp luật hơn nữa. Từ Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đến Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cho thấy, nội dung đã đi vào chiều sâu và bản chất của hoạt động, vừa thể hiện tính nhất quán trong việc ban hành và thực hiện chính sách của Nhà nước, vừa thể hiện sự điều tiết các nguồn lực của Nhà nước vào hoạt động trợ giúp pháp lý.
Thứ hai, về xã hội: Người được trợ giúp pháp lý đã nắm bắt được những chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, qua đó cũng biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong chính sách trợ giúp pháp lý. Hình thành nên thói quen ứng xử văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật để từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thứ ba, về tâm lý xã hội: Các lĩnh vực trợ giúp pháp lý phù hợp với cuộc sống của người dân lao động; ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và lối sống của cộng đồng nên các vụ việc trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả sẽ có tính lan tỏa trong xã hội. Dần dần, tiếng nói trong hoạt động trợ giúp pháp lý được xã hội quan tâm và đánh giá cao. Đó chính là niềm tin của người dân vào chế độ chính sách của Nhà nước. Đây là thành công của nhà nước trong việc ban hành chính sách pháp luật – một công cụ để điều tiết xã hội.
Thứ tư, về dân trí: Thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý người dân thụ hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đã tăng sự nhận thức về pháp luật nói riêng và ý thức xã hội nói chung. Trực tiếp là trong từng vụ việc được trợ giúp pháp lý, gián tiếp là tính lan tỏa của hoạt động trợ giúp pháp lý trong cộng đồng xã hội. Từ đó, ứng xử văn minh hơn, phù hợp hơn và tạo ra nền tảng cho những mối quan hệ tốt đẹp khác. Ngoài ra, hệ thống pháp luật còn chưa tác động đầy đủ đến đối tượng của hoạt động trợ giúp pháp lý. Vì trên thực tế, những vùng nhiều người trợ giúp pháp lý thì nguồn nhân lực thực hiện lại hạn chế (vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), do đó, các quy định cần đảm bảo hơn nữa việc huy động các nguồn lực được đồng đều, không bỏ sót yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý.
Thứ năm, về huy động nguồn nhân lực: Cơ chế chính sách chưa đáp ứng với nhiệm vụ của người hoạt động trong lĩnh vực này. Nhà nước vẫn dựa vào kinh phí tự bảo đảm từ ngân sách, một số nguồn tài trợ hoặc thiện nguyện của cá nhân, tổ chức. Sự quản lý còn chưa chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thực hiện TGPL dẫn đến việc, khi có chế độ đãi ngộ cao hơn với tính chất công việc tương ứng thì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ không hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc có những rất ít, không đảm bảo được việc chất lượng trợ giúp pháp lý được đồng đều.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
– Văn bản hợp nhất số 2435/VBHN-BTP của Bộ Tư pháp về thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.