Quy định về thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu. Rút khỏi liên danh có được rút lại bảo đảm thực hiện hợp đồng? Chuyển nhượng phần công việc còn lại cho thành viên liên danh.
Liên danh trong hoạt động đấu thầu là một hình thức thường xuyên được sử dụng bởi các nhà thầu. Trong liên danh đấu thầu có 2 hoặc nhiều nhà thầu cùng tham dự thầu nhưng phải bảo đảm phải có 1 thành viên đứng đầu liên danh. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về quy định thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu và những vấn đề pháp lý có liên quan, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát các vấn đề cơ bản của thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu, một số căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh và trả lời một số câu hỏi tình huống xoay quanh vấn đề này.
Mục lục bài viết
Thứ nhất, quy định về thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu
Hiện nay, theo quy định của pháp luật không đưa ra điều kiện nhất định cụ thể như năng lực, kinh nghiệm… của một nhà thầu trong số các nhà thầu trong liên danh chiếm tỷ lệ bao nhiêu % thì được làm thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu. Nên bất kỳ một công ty nào cũng có thể làm thành viên đứng đầu liên danh. Tuy nhiên, giữa các thành viên liên danh phải thỏa thuận thống nhất ý kiến để một nhà thầu đứng đầu liên danh cũng như quy định rõ các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành viên trong liên danh.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 11. Bảo đảm dự thầu của
“Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.”
Có thể thấy thành viên đứng đầu liên danh trong đấu thầu có thể phải làm những hồ sơ, thực hiện trình tự, thủ tục công việc nhiều hơn so với các nhà thầu còn lại. Đối với nhà thầu liên danh, tùy vào từng trường hợp cụ thể đơn dự thầu có thể được từng thành viên trong liên danh ký tên đóng dấu hoặc dựa trên hợp đồng liên danh hoặc thỏa thuận liên danh để cho thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn. Nhà thầu liên danh có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu đưa ra, thành viên liên danh tự làm bảo đảm dự thầu hoặc thông qua thành viên đứng đầu liên danh, thành viên đứng đầu liên danh liên hệ với các ngân hàng và tổ chức tín dụng hợp pháp để nộp thư bảo lãnh dự thầu.
Hợp đồng liên danh, thỏa thuận liên danh của các nhà thầu phải được lập thành văn bản được tất cả các người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện hợp pháp theo ủy quyền của từng thành viên liên danh đóng dấu, ký tên lần lượt theo thứ tự ghi trong thỏa thuận. Không chỉ riêng nhà thầu với tư cách độc lập, các nhà thầu liên danh không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nhà thầu liên danh bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu năm 2013.
Thứ hai, rút khỏi liên danh có được rút lại bảo đảm thực hiện hợp đồng?
Không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng là một chế tài, biện pháp pháp lý mà
“4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;
b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.”
Trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng thì một khi nhà thầu liên danh đã ký kết hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực mà thành viên liên danh rút khỏi thì sẽ bị coi là từ chối thực hiện hợp đồng, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết hoặc nhà thầu vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng do chậm tiến độ nhưng bảo đảm thực hiện hợp đồng hết hạn mà cố tình không chịu gia hạn.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư, Ban Quản lý dự án vừa qua có ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu liên danh, trong đó Thành viên đứng đầu liên danh đại diện thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho gói thầu thi công này. Nay thành viên đứng đầu liên danh vì lý do năng lực không tiến hành thi công được nữa và chuyển phần khối lượng còn lại cho thành viên liên danh còn lại tiếp tục thực hiện hợp đồng. Kính mong luật sư cho em ý kiến tư vấn : thủ tục chuyển đổi người đại diện nên như thế nào là hợp lý. Và thành viên đứng đầu liên danh muốn rút lại bảo đảm thực hiện hợp đồng và thành viên còn lại sẽ tiến hành làm bảo lãnh hợp đồng khác, như vậy, có đúng thủ tục pháp lý không? Kính mong Luật sư cho em xin ý kiến tư vấn. Chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Việc liên danh trong đấu thầu là cách thức để nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu của mời thầu tiến hành liên danh với một đơn vị, tổ chức khác để có đủ điểu kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu. Liên danh khi tham gia đấu thầu không chỉ hỗ trợ năng lực cho nhà thầu mà còn thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói thầu.
Căn cứ Khoản 1, Điều 15
“Điều 5 Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có
Căn cứ Mục 2, Chương III Phụ lục kèm theo
Luật sư tư vấn pháp luật liên danh trong đấu thầu: 1900.6568
Ban Quản lý dự án vừa qua có ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu liên danh, trong đó Thành viên đứng đầu liên danh đại diện thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho gói thầu thi công này. Nay thành viên đứng đầu liên danh vì lý do năng lực không tiến hành thi công được nữa và chuyển phần khối lượng còn lại cho thành viên liên danh còn lại tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đây là tình huống phát sinh khi đang thực hiện hợp đồng, nên tùy vào năng lực của thành viên liên danh, Ban quản lý dự án có thể đưa ra phương án giải quyết dựa trên việc đánh giá năng lực của thành viên còn lại có đáp ứng hay không?
Thời điểm thành viên liên danh rút khỏi liên danh, tư cách của liên danh chấm dứt. Việc xử lý tình huống trong trường hợp này là lựa chọn nhà thầu để thực hiện phần công việc còn lại đảm bảo tiến độ của dự án, tiến độ gói thầu.
Trường hợp 1. Thành viên còn lại của liên danh đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu để thực hiện toàn bộ phần công việc còn lại của gói thầu thì có thể xem xét, cho phép thành viên liên danh này đảm nhận phần công việc còn lại. Theo đó, thành viên liên danh còn lại sẽ tiến hành việc làm bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Trường hợp 2. Năng lực, kinh nghiệm của thành viên còn lại của liên danh không đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu để thực hiện toàn bộ công việc còn lại thì có thể chỉ định thầu với phần công việc còn lại cho nhà thầu đáp ứng đủ yêu cầu theo như hồ sơ mời thầu ban đầu.