Thanh tra là một hoạt động rất cần thiết của đời sống xã hội. Hiện nay, hoạt động thanh tra có những vai trò quan trọng và diễn ra khá phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống. Vậy thanh tra nhà nước về lao động là gì? Các trường hợp thanh tra lao động?
Mục lục bài viết
1. Thanh tra nhà nước về lao động là gì?
Thanh tra nhà nước về lao động là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có chức năng xem xét, kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị sử dụng lao động.
2. Các nguyên tắc của hoạt động thanh tra:
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là những quy tắc chỉ đạo và là tiêu chuẩn hành động xuyên suốt trong quá trình tiến hành thanh tra của các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra nhà nước.
Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra bao gồm các nguyên tắc sau đây:
– Nguyên tắc thứ nhất: Phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – đây là một nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này đặt ra hai yêu cầu cụ thể dưới đây:
+ Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra.
+ Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra mới được quyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Việt Nam. Việc can thiệp của các cơ quan khi không có căn cứ pháp luật đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ và tính chất của hành vi can thiệp mà chủ thể đó sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nguyên tắc thứ hai: Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời trong hoạt động thanh tra.
Bản chất của hoạt động thanh tra là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước dựa trên cơ sở đó mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ đề ra những biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo cho chính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện.
Mỗi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều rất quan trọng bởi vì những kiến nghị, kết luận đó đều phải làm rõ tính đúng sai, nêu rõ tình hình, tính chất, hậu quả của sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ sai phạm và yêu cầu các đối tượng này có những biện pháp tích cực loại trừ những sai phạm đó.
Chính vì thê mà tính chính xác phải được coi là một nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Bản thân nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra đã tạo ra cơ sở quan trọng để đảm bảo cho nguyên tắc chính xác.
– Nguyên tắc thứ ba: Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cần nghiên cứu, xem xét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh hiện tượng trùng lặp. Các cơ quan có thẩm quyền cần cố gắng tránh hiện tượng có thể xảy ra là một năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh tra đến một cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra về cùng một nội dung.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra.
Pháp luật nước ta đã ban hành các quy định để trao cho cơ quan thanh tra những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng nhằm để các cơ quan này tiến hành hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục tiêu nhất định mà cơ quan Nhà nước đề ra.
Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động thanh tra, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra phải đảm bảo không cản trở đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng thanh tra.
3. Một số quy định về thanh tra lao động:
3.1. Thanh tra lao động là gì?
Theo quy định của pháp luật, thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra chuyên ngành về lao động được quy định cụ thể như sau:
– Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.
– Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, ta có thể hiểu thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện theo pháp
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền, được nhà nước trao quyền nhằm mục đích để thực hiện công tác thanh kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp
3.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động:
Pháp luật nước ta quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra lao động. Cụ thể, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm các cơ quan sau đây:
– Thứ nhất: Thanh tra Bộ lao động – thương binh và xã hội (gọi tắt là thanh tra Bộ).
– Thứ hai: Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là thanh tra Sở).
– Ngoài ra, một số cơ quan khác được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
+ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.
+ Cục quản lý lao động ngoài nước.
+ Cục an toàn lao động.
Như vậy, pháp luật nước ta đã quy định rất rõ các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra lao động. Việc đưa ra các quy định như vậy đã đảm bảo vai trò và chức năng cũng như xác định trách nhiệm của các cơ quan này. Từ đó, khi có yêu cầu của Nhà nước và khi nhận thấy cần thiết, các cơ quan này phải lập kế hoạch và tiến hành thanh tra lao động đối với những cơ quan, tổ chức cần thực hiện thanh tra.
3.3. Các trường hợp tiến hành thanh tra lao động:
Trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng của thanh tra lao động đã được pháp luật Việt Nam quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể, Thanh tra lao động sẽ tiến hành các hoạt động thanh tra trong các trường hợp sau đây:
– Thứ nhất: Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật lao động, cụ thể như: Việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động;
– Thứ hai: Khi có khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu từ thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền quản lý lao động các cấp thì Thanh tra lao động sẽ tiến hành các hoạt động thanh tra
– Thứ ba: Thực hiện thanh tra khi phát hiện các hành vi tham nhũng của các cá nhân, tổ chức, cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trên đây là ba trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định Thanh tra lao động sẽ tiến hành các hoạt động thanh tra. Như vậy khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật lao động, khi có khiếu nại hay tố cáo hoặc khi phát hiện các hành vi tham nhũng của các cá nhân, tổ chức, cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì việc thanh tra sẽ được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.
3.4. Căn cứ tiến hành hoạt động thanh tra:
Khi tiến hành hoạt động thanh tra phải có quyết định thanh tra từ những căn cứ như sau, cụ thể bao gồm các căn cứ sau đây:
– Thứ nhất: Kế hoạch thanh tra.
– Thứ hai: Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
– Thứ ba: Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
– Thứ tư: Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Một trong số đó quy định của pháp luật hiện hành phải có văn bản của cơ quan nhà nước về cử người nắm tình hình, thông tin, vụ việc, thời gian để có thể ra quyết định thanh tra.
Như vậy, việc tiến hành thanh tra lao động thì phải công bố quyết định thanh tra. Và, trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra lao động, để thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ thanh tra của mình.
Cần lưu ý rằng, biên bản công bố quyết định thanh tra phải được thực hiện theo quy định pháp luật.