Nhằm mục đích phổ biến pháp luật tới quý bạn đọc, ở bài viết này Luật Dương Gia trình bày và phân tích quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về Thanh tra lao động là gì? Nội dung thanh tra lao động? Quyền của thanh tra lao động và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động.
Mục lục bài viết
1. Thanh tra lao động là gì? Nội dung thanh tra lao động?
1.1. Thanh tra lao động là gì?
Chào Luật sư! Em hiện đang làm công nhân điện tử ở công ty có trụ sở tại Bình Dương được 4 tháng. Em có nghe các anh chị cùng chuyền sản xuất nói chuyện với nhau là sắp tới có thanh tra lao động xuống xưởng để kiếm ra hoạt động sản xuất xủa xưởng. Em đang còn rất trẻ và là lao động phổ thông nên có những thuật ngữ em vẫn còn chưa hiểu rõ. Luật sư có thể giải thích giúp em là thanh tra lao động là gì được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi gửi tới bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 thì thanh tra nhà nước được xem là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước trong đó bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, từ quy định trên, thanh tra lao động có thể được hiểu đó là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện theo pháp luật lao động của một tổ chức, cá nhân do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động. Và thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.2. Nội dung thanh tra lao động:
Chào Luật sư! Tôi là Pháp hiện nay đang là chủ của một công ty gia đình có tầm 40 nhân viên. Công ty tôi hiện đang hoạt động về lĩnh vực sản xuất in ấn bao bì tại Đồng Nai. Vừa rồi thì tôi có nhận được thông báo có bên thanh tra lao động xuống kiểm tra quá trình hoạt động và sản xuất của công ty chúng tôi. Vậy cho tôi hỏi, thanh tra lao động xuống kiểm tra những nội dung gì? Tôi xin chân thành cảm ơn, rất mong được lắng nghe chia sẻ của Luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi gửi tới bạn câu trả lời liên quan đến vấn đề về nội dung thanh tra lao động như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 214
– Thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động.
– Điều tra về tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.
– Tham gia để tiến hành hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
– Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
– Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về lao động.
– Đồng thời, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 110/2017/NĐ-CP thì nội dung về thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động như sau:
– Thanh tra đối với việc chấp hành các quy định pháp luật lao động:
+ Việc chấp hành các nghĩa vụ cơ bản của người lao động, người sử dụng lao động;
+
+ Học nghề, tập nghề của người lao động;
+ Đối thoại tại các nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể;
+ Tiền lương của người lao động;
+ Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động;
+ Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của người lao động;
+ Việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác;
+ Việc thực hiện các quy định khác tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động.
– Thanh tra và việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động:
+ Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động;
+ Các biện pháp để xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù;
+ Bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;
+ Hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.
2. Cơ quan thực hiện thanh tra lao động:
Chào Luật sư! Tôi là Hiệp hiện nay đang là chủ của Công ty sản xuất nhôm kính tại Hà Tĩnh. Vừa rồi thì tôi có nhận được thông báo có bên thanh tra lao động xuống kiểm tra quá trình hoạt động và sản xuất của công ty chúng tôi. Vậy cho tôi hỏi,cơ quan để thực hiện thanh tra là gồm những ai? Tôi xin chân thành cảm ơn, rất mong được lắng nghe chia sẻ của Luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Chúng tôi gửi tới bạn câu trả lời như sau:
Cơ quan thực hiện thanh tra lao động theo Điều 3 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định như sau:
– Cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sau đây được gọi tắt là Thanh tra Bộ;
+ Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây được gọi tắt là Thanh tra Sở.
– Cơ quan được giao để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
+ Cục Quản lý lao động ngoài nước;
+ Cục An toàn lao động.
3. Xử lý vi phạm trong thanh tra lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xử lý vi phạm trong thanh tra lao động như sau:
– Người nào có hành vi vi phạm đối với các quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Khi đã có quyết định của Tòa án về việc cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc;
Nếu trường hợp người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công được xác định là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Người lợi dụng đình công cố tình làm gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, tài sản thiết bị của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;
Người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy vào mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động – thương binh và xã hội.
THAM KHẢO THÊM: