Các khái niệm về thanh tra? Thanh tra viên và tiêu chuẩn của thanh tra viên? Các cơ quan thanh tra của Nhà nước?
Trong hoạt động quản lý nhà nước thì thanh tra là hoạt động không thể thiếu, thanh tra là giai đoạn cuối của quá trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá sự hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Vậy thanh tra gồm những ai, các cơ quan thanh tra Nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Để giúp người đọc tìm hiểu rõ hơn về thanh tra, bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu vấn đề này.
Luật sư
1. Các khái niệm về thanh tra?
Theo quy định của
+ Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
2. Thanh tra viên và tiêu chuẩn của thanh tra viên?
Thanh tra viên được quy định tại Điều 31 Luật Thanh tra 2010, theo đó có thể hiểu Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.
Theo khái niệm này thì thanh tra viên được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, ngạch thanh tra viên bao gồm: Thanh tra viên; Thanh tra viên chính; Thanh tra viên cao cấp. Những cá nhân được bổ nhiệm thanh tra, trở thành Thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Để được bổ nhiệm thành thanh tra viên thì người được bổ nhiệm cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên theo Khoản 1 Điều 32 Luật Thanh Tra 2010 sau đây:
– Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
– Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
– Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
– Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
Như vậy, cá nhân muốn được bổ nhiệm là thanh tra viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về kiến thức chuyên môn về chuyên ngành, có chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra và thời gian công tác thanh tra ít nhất 02 năm, đồng thời cá nhân phải trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
3. Các cơ quan thanh tra của Nhà nước?
Điều 4 Luật Thanh tra 2010 Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
– Thanh tra Chính phủ;
– Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
– Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
– Thanh tra sở;
– Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
Theo đó, cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3.1. Thanh tra chính phủ
– Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức của Thanh tra Chính phủ:
+ Tổng Thanh tra Chính phủ: Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
+ Thanh tra viên: Thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, chịu sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ và phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
3.2. Thanh tra bộ
– Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
– Tổ chức của Thanh tra bộ:
+ Chánh Thanh tra: Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
+ Phó Chánh Thanh tra: Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ.
+ Thanh tra viên: Thực hiện các nhiệm vụ thanh tra và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ, Phó chánh thanh tra bộ.
3.3. Thanh tra tỉnh
– Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
– Tổ chức của Thanh tra tỉnh:
+ Chánh Thanh tra: Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
+ Phó Chánh Thanh tra: Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.
+ Thanh tra viên: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh và Phó Chánh Thanh tra tỉnh.
3.4. Thanh tra sở
– Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức của Thanh tra sở:
+ Chánh Thanh tra: Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
+ Phó Chánh Thanh tra: Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.
+ Thanh tra viên: Thanh tra viên sở giúp Chánh Thanh tra sở, Phó Chánh Thanh tra sở, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở, Phó Chánh Thanh tra sở.
3.5. Thanh tra huyện
– Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.
– Tổ chức của Thanh tra huyện:
+ Chánh Thanh tra: Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
+ Phó Chánh Thanh tra: Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.
+ Thanh tra viên: Thanh tra viên giúp Chánh Thanh tra huyện, Phó Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện, Phó Chánh Thanh tra huyện.
Như vậy, Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm Cơ quan thanh tra nhà nước và Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong đó Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Mỗi cơ quan thanh tra có tổ chức khác nhau và có nhiệm vụ được quy định rõ theo quy định của Luật Thanh tra.