Hiện nay, đất đai đang là tài sản quý giá với đa số nhiều cá nhân. Đây được xem là nơi sinh sống, là cội nguồn của nhiều thế hệ cha anh, là đất của ông bà ngày xưa để lại, chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng luôn được quan tâm. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề về thanh tra đất đai.
Mục lục bài viết
1. Thanh tra đất đai là gì?
Từ lâu đất đai chính là tài sản quý giá đối với mỗi người, bởi lẽ không chỉ là nơi ở, cư trú của mỗi người mà giá trị về đất thường rất lớn. Chính vì vậy những giá trị về nó mang lại rất lớn nên đã phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp và sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng. Chính vì vậy, để hạn chế những sai phạm này và đảm bảo sử dụng đúng với mục đích thì pháp luật nước ta đã quy định chi tiết về nhiệm vụ, vai trò và chức năng của thanh tra đất đai. Và để giúp bạn đọc hiểu được khái niệm về thanh tra chuyên ngành đất đai là gì thì tác giả xin giới thiệu cho các bạn hiểu về khái niệm thanh tra là gì?
Thanh tra được hiểu là cơ quan tổ chức được tố chức để thực hiện nhiệm vụ xem xét, giám sát, đánh giá về những hoạt động, nhiệm vụ được giao của một lĩnh vực nào đó và sử dụng những biện pháp kỷ luật và quy trình thanh tra để tiến hành hoạt động thanh tra và lập biên trình lên cơ quan thẩm nếu phát hiện ra sai phạm.
Theo đó, căn cứ theo Điều 201
Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước chuyên ngành đất đai, những cơ quan này có thẩm quyền kiểm tra, giám sát đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.
Cơ quan thanh tra chuyên ngành đất đai chính là những cơ quan thuộc sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Là cơ quan chịu trách nhiệm và trực thuộc hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ duy nhất là kiểm tra, giám sát những hoạt động và chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phòng tài nguyên môi trường cấp xã, phường, quận hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai…
Thanh tra đất đai được dịch sang tiếng Anh như sau: Land inspection
– Thẩm quyền: Authorization
– Trình tự thủ tục: Procedures
– Nội dung thanh tra đất đai: Land inspection content
Khái niệm về thanh tra chuyên ngành đất đai được dịch sang tiếng anh như sau:
Specialized land inspection is an inspection activity of specialized land state agencies, these agencies have the authority to inspect and supervise agencies, organizations and individuals in the observance of the law on land. land, professional, technical and management regulations in the field of land.
2. Nội dung, thẩm quyền thanh tra đất đai:
2.1. Nội dung của thanh tra đất đai:
– Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý đất của nhà nước, giải quyết tranh chấp đất của người dân tại địa phương hay sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về xây dựng công trình công cộng…
– Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên qua. Việc sử dụng, lấn chiếm đất trái phép của người dân từ lâu đã là vấn đề thường xuyên xảy ra, hoặc những sai phạm trong hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế sử dụng đất, tiền thuê đất của nhà nước…
– Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thanh tra chuyên ngành đất đai, vì hiện nay nhiều cán bộ có hành vi lợi dụng chức quyền của mình để ban hành những chính sách, quyết định cấp đất sai cho người dân, hoặc thu lợi bất chính cho bản thân từ những thửa đất có giá trị lớn…
2.2. Thẩm quyền của thanh tra đất đai:
– Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
– Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai, quy trình tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Thanh tra đất đai chính là những người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử ra để thực hiện nhiệm vụ giám sát về đất đai, chính vì vậy khi phát hiện ra những sai phạm trong quá trình cấp đất cho người dân thì có quyền yêu cầu hủy quyết định này hoặc có văn bản kiến nghị gửi lên cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp trên để kịp thời xử lý những đối tượng có liên quan.
3. Trình tự, thủ tục thanh tra đất đai:
Việc thanh tra đất đai thông thường sẽ được tổ chức và thực hiên như sau:
Một, chuẩn bị thanh tra
Công tác chuẩn bị thanh tra sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi được phép tiến hành hoạt động thanh tra. Cụ thể như sau:
– Khảo sát, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra. Công việc này được thực hiện khi phát hiện ra thông tin sai phạm hoặc kiểm tra định kỳ thì người ra quyết định thanh tra sẽ phải có cơ sở để có thể ban hành quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh tra. Những khảo sát này thông thường được thực hiện bí mật để tránh trường hợp bị phát hiện và thời gian thực hiện khảo sát tình hình là không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình.
Sau khi có được bản tóm tắt tình hình khảo sát thì người có nhiệm vụ khảo sát phải trình lên người có thẩm quyền để ra quyết định thanh tra. Thời gian thực hiện một cuộc thanh tra được thực hiện theo kế hoạch thanh tra mà ngắn hay dài, thời gian được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định.
Trường hợp khi phát hiện ra những sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của cơ quan nhà nước cấp dưới hay những sai phạm nghiêm trọng khác thì phải có sự tham gia đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của địa phương làm thành viên.
– Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
Để có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ thanh tra hay không thì việc xây dựng kế hoạch thanh tra rất quan trọng, nội dung phải bao gồm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung cơ bản và những vấn đề trọng tâm, trọng điểm phải tập trung thanh tra, kết luận. Những nội dung công việc trong các bước tiến hành cuộc thanh tra. Và cơ sở để lập kế hoạch thanh tra chính là dựa vào nội dung khảo sát có nghiêm trọng hay không và đối tượng thanh tra là cơ quan nhà nước cấp nào, người có khả năng thực hiện sai vi định là ai mà kế hoạch đề ra cần thu thập những thông tin, phương pháp thanh tra như thế nào và biện pháp thanh tra chủ yếu cũng như biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề gặp phải trong công tác thanh tra. Đặc biệt lưu ý việc nghiên cứu các chính sách pháp luật quản lý đất đai theo từng thời kỳ liên quan đến nội dung thanh tra.
Và Trưởng Đoàn thanh tra là người sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thảo luận về kế hoạch thanh tra. Trường hợp có ý kiến khác nhau, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo xin ý kiến người ra quyết định thanh tra.
– Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra đến những cán bộ tham gia công tác thanh tra và phụ thuộc từng nhiệm vụ được giao mà mỗi thành viên tự xây dựng cho mình những kế hoạch riêng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
– Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bao gồm những tài liệu, hồ sơ nào cần giao nộp để kiểm tra, những cơ quan, cá nhân liên quan…
– Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng bị thanh tra.
– Công bố quyết định thanh tra đến từng đối tượng bị thanh tra và đảm bảo đầy đủ các nội dung như thời gian, danh sách, nội dung thanh tra, quyền và nhiệm vụ của các bên liên quan…để thuận tiện cho quá trình cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan và người có trách nhiệm..
– Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
+ Hồ sơ, tài liệu cung cấp phải được đánh bút lục, nêu rõ số lượng, bản chính, bản sao có thị thực hay bản photo. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Ngoài ra, có thể mở hộp thư, công bố số điện thoại… để nhận được nhiều thông tin liên quan.
+ Hồ sơ thu thập đáp ứng yêu cầu, nội dung thanh tra đã lập trước đó. Việc thu thập hồ sơ có thể thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loại văn bản, nội dung thanh tra như bản đồ quy hoạch, văn bản của cơ quan nhà nước ban hành, phê duyệt, sổ theo dõi biến động đất đai…
– Sau khi thu thập hồ sơ, tài liệu thì tiến hành kiểm tra, xác minh và đánh giá thông tin, tài liệu thu thập được, thực hiện xác minh những đối tượng có liên quan và báo cáo tiến độ thanh tra
– Ghi nhật ký Đoàn thanh tra;
– Giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra;
Ba, kết thúc thanh tra
– Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
+ Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải phản ánh đầy đủ kết quả những nội dung công việc đã thanh tra; những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của đối tượng thanh tra; những đề xuất về chính sách, chế độ và quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành.
+ Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo xây dựng kết luận thanh tra, trường hợp không đồng ý với kết quả báo cáo thanh tra thì gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra để trình bày ý kiến, trường hợp không đúng với kết luận thì yêu cầu trưởng đoàn nghiên cứu có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với người ra quyết định thanh tra hướng xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra.
· Trường hợp không đồng ý với dự thảo Kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra tự nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn nghiên cứu và tham mưu hướng xử lý. Ý kiến tham mưu được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra. Quyết định cuối cùng thuộc về người ra quyết định thanh tra.
· Trưởng Đoàn thanh tra hoàn chỉnh Kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành. Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động của Đoàn thanh tra. Việc này sẽ được lập thành văn bản và chuyển sang cơ quan sai phạm, cùng với cơ quan liên quan để có thể rút kinh nghiệm cho những vụ tiếp theo.
+ Lập, quản lý và bàn giao hồ sơ thanh tra sau khi kêt luận.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về thanh tra đất đai là gì và thẩm quyền, trình tự thủ tục, nội dung thanh tra đất đai. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đất đai 2013;