Để đảm bảo việc các cơ quan có thẩm quyền trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai thì nhà nước đã thành lập ra cơ quan thanh tra chuyên ngành đất đai. Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì? Quy định về thanh tra chuyên ngành đất đai?
Mục lục bài viết
1. Thanh tra đất đai là gì?
Hiện nay, thuật ngữ “Thanh tra” hay nói cách khác đơn giản hơn để dễ hiểu hơn là kiểm soát viên. Theo cách hiểu thông thường thì công việc của những kiếm soát viên được biết đến là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chư thể quyền sở hữ của tổ chức hoặc là cá nhân khác. Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát.
Theo như từ điển luật học thì Thanh tra đất đai được biết đến là tên viết tắt của thanh tra chuyên ngành đất đai. Do đó, theo như quy quy định của pháp
Ngoài khái niệm về thanh tra chuyên ngành thì pháp luật đất đai hiện hành còn quy định về cơ quan thanh tra đất đai được biết đến dưới góc độ pháp lý là cơ quan thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực đất đất đai trực thuộc hệ thống quản lý của cơ quan tài nguyên và môi trường, do đó, cơ quan tranh tra về đất đai theo như quy định của pháp luật hiện hành thì được xác định là có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước và của người sử dụng đất trong việc quản lí và sử dụng đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các vì phạm pháp luật về đất đai. Do đó việc các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương nào thì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương đó.
2. Quy định về thanh tra chuyên ngành đất đai:
Căn cứ theo như quy định của pháp luật đất đai thì quy định về thanh tra chuyên ngành đất đai được Nhà nước xác định về việc thanh tra này là các chủ thể được nhà nước giao quyền quản lý và thanh tra đất đai, trong đó chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền và cá nhân. Khi đó thì chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là các cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, gồm: Thanh tra bộ; thanh tra sở; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đất đai. Thanh tra Bộ được biết đến là các cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước. Và pháp luật đất đai cũng quy định về chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành đất đai là cá nhân, gồm: Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành; những người trực tiếp tiến hành thanh tra; thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.
Không chỉ có vậy mà pháp luật đất đai bên cạnh việc quy định về chủ thể thanh tra chuyên ngành đất đai thì còn quy định rất rõ dàng và cụ thể về nội dung thanh tra đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Đất đai 2013 bao gồm: thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan; thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. Chính việc quy định rõ ràng về nội dung thanh tra này sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền thanh tra thực hiện việc thanh tra của mình chính xác hơn, hiệu quả hơn.
3. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Dựa theo quy định tại Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; bên cạnh đó thì có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 250.000.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
– Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, khi các cơ quan có thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai ở các cấp khác nhau thì có mức xử phạt khác nhau nhưng việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính đều dựa trên các hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép, đối với những hành vi gây thiệt hại và có hẩu quả xấu xảy ra thì các cơ quan có thẩm quyền xử phạt đều có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Bên cạnh các thanh tra chuyên ngành đất đai thực hiện việc thanh tra đối với ngành của mình thì các thanh tra chuyên ngành khác như: thanh tra chuyên ngành xây dựng, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, cụ thể: Thanh tra chuyên ngành xây dựng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản. Thanh tra Bộ Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng. Thanh tra Bộ Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất an ninh theo quy định.
Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Đất đai 2013.