Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự? Thẩm quyền hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Theo quy định của pháp luật thì phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự được tiến hành sau khi tiến hành hòa giải nhưng không thành hoặc những trường hợp không hoà giải được hoặc không được hòa giải. Để một phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự được diễn ra thì đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng về thành phần tham gia, những tài liệu, chứng cứ, chứng minh,… liên quan đến vụ án. Trong đó không thể thiếu được hội đồng xét xử- đây là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi phiên tòa . Vậy thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự bao gồm những ai và thẩm quyền của hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Thành phần và thẩm quyền hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
+
+ Luật tổ chức
1. Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
– Tại Điều 63
– Theo đó, Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức
Theo quy định của pháp luật, thì thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Theo đó, bất kỳ những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đều bị nghiêm cấm những hành vi can thiệp vào việc xét xử của hội đồng xét xử và nếu trong trường hợp các cá nhân, cơ quan tổ chức cố tình và có hành vi can thiệp vào việc xét xử của hội đồng xét xử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Trong mỗi phiên tòa hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại thì không thể thiếu được hội đồng xét xử, tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ, quy mô của vụ án mà quyết định đến số lượng thành viên tham gia vào hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi phiên toà diễn ra, một trong số những thành viên trong hội đồng xét xử sẽ thay mặt hội đồng xét xử để điều khiển phiên tòa theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định khi diễn ra một phiên tòa . Theo đó, có thể thấy được thẩm quyền của hội đồng xét xử thông qua những điều sau đây:
+ Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án và tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật.
+ Hội đồng xét xử có quyền thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa tại phiên tòa nếu trong trường hợp trước khi mở phiên toà mà Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án. Theo đó, tại phiên tòa sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi thì Hội đồng xét xử sẽ tiến hành thảo luận, bàn bạc tại phòng nghị án và quyết định theo đa số về việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
+ Hội đồng nhân dân có quyền ra quyết định hoãn phiên tòa nếu trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Khi đó, Chánh án Tòa án sẽ ra quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu trong trường hợp người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Hội đồng xét xử có quyền thay đổi Kiểm sát viên tại phiền tòa, sau khi Hội đồng xét xử nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đồi và Hội đồng xét xử sẽ phải thảo luận, bàn bạc tại phòng nghị án và sẽ đưa ra quyết định có thảy đổi Kiểm sát viên hay không( điều này sẽ phụ thuộc vào quyết định của đa số thành viên trong Hội đồng xét xử). Nếu trong trường hợp theo quyết định của đa số mà Hội đồng nhân dân ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định theo quy định của pháp luật.
+ Hội đồng xét xử có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tại phiên tòa nếu có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật, thì tại phiên toà nếu Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án về việc có chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu có lý do để chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật. Nếu có lý do, có căn cứ về việc không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải
+ Theo đó, Hội đồng xét xử xem xét, quyết định về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa. Nếu trong trường hợp khi xét thấy có đủ điều kiện, căn cứ về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp thì Hội đồng xét xử sẽ phải tiến hành thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số về việc quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp. Thẩm phán có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa.
+ Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa khi xét thấy có những lý do, những căn cứ để không thể tiếp tục được phiên tòa.
+ Hội đồng xét xử có vai trò quan trọng trong quá trình ra bản án và quyết định của tòa án tại phiên tòa. Theo đó, trước khi một bản án được tuyên bố thì sẽ phải được Hội đồng xét xử tiến hành thảo luận và thông qua tại phòng nghị án trong phần nghị án. Trong khi nghị án, Hội đồng xét xử sẽ phải thông qua những nội dung như: quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa…và tất cả những vấn đề đã được thông qua tại phòng nghị án và những vấn đề khác có liên quan thì đều được Hội đồng xét xử thông qua và phải được ghi vào biên bản phiên tòa theo quy định của pháp luật.