Tái thẩm là gì? Tái thẩm tên tiếng Anh là gì? Thành phần và thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm hình sự?
Tái thẩm, giám đốc thẩm là những thủ tục trong tố tụng hình sự, đây là những thủ tục nhằm xem xét lại bản án và quyết định của
– Cơ sở pháp lý:
1. Tái thẩm là gì?
– Căn cứ theo Điều 397
– Khi một bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đã bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó thì đó là lúc mở thủ tục tái thẩm nhằm xem xét lại về bản án, quyết định đó.
– Để xét xử một vụ án tái thẩm hình sự thì cần phải có những điều kiện sau:
+ Thứ nhất, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Thứ hai, phải có những tình tiết mới được phát hiện mà sự xuất hiện của những tình tiết này có khả năng làm thay đổi được về cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
+ Thứ ba, phải có kháng nghị của người có thẩm quyền theo các trình tự, thủ tục mà bộ luật tố tụng hình sự đã quy định.
2. Tái thẩm tên tiếng Anh là gì?
Tái thẩm tên tiếng Anh là: “Reopening”
3. Thành phần và thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm hình sự.
3.1 Thành phần của Hội đồng tái thẩm hình sự
– Tại Điều 403 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các thủ tục tái thẩm, theo đó: các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, theo đó, thành phần của Hội đồng tái thẩm cũng chính là thành phần Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại Điều 382 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
– Ủy ban Thẩm phán
– Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
– Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
– Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương tham gia, do Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị.
– Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
– Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
– Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
– So với quy định về thành phần hội đồng tái thẩm trong
3.2 Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm hình sự
Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm hình sự được quy định tại Điều 402 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
” Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.”
– Sau khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới đã tuyên, Hội đồng tái thẩm có quyền ra một trong những quyết định như sau:
+ Thứ nhất, hội đồng tái thẩm có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
+ Thứ hai, hội đồng tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với mục đích để điều tra, xét xử lại. Trong trường hợp, các tình tiết mới dược phát hiện không được cơ quan điều tra xem xét trong giai đoạn điều tra dẫn đến cơ quan điều tra có kết luận không đúng về vụ án hình sự. Trong trường hợp này, các tình tiết mới được phát hiện phải được cơ quan điều tra tiếp tục xác minh và làm rõ, dùng làm căn cứ cho việc đề nghị truy tố.
+ Thứ ba, hội đồng tái thẩm có thẩm quyền hủy bán án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
+Thứ tư, hội đồng tái thẩm có thẩm quyền đình chỉ việc xét xử tái thẩm. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 so với
– Cũng tương tự như hội đồng tái thẩm thì hội đồng giám đốc thẩm cũng có những thẩm quyền riêng như sau:
+ Thứ nhất, Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
+ Thứ hai, Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
+ Thứ ba, Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
+ Thứ tư, Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
+ Thứ năm, Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
+ Thứ sáu, Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
– Như vậy, có thể thấy quy định về thành phần và thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm hình sự trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 là hợp lý và đã có những kế thừa, thay đổi so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nhằm việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự trong thủ tục tái thẩm đúng, đủ, dễ dàng và thuận tiện hơn.