Bản vẽ hồ sơ quy hoạch ghi nhận các tài liệu chứa thông tin liên quan đến quy hoạch đô thị. Vậy thành phần bản vẽ hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị cần có những gì?
Mục lục bài viết
1. Thành phần bản vẽ của hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị:
Hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị được hiểu là tất cả các tài liệu chứa thông tin về nhiệm vụ quy hoạch, ngoài ra trong hồ sơ đồ án này cũng nêu lên các yêu cầu cần đáp ứng trong quá trình lập quy hoạch cụ thể. Theo ghi nhận thì thành phần bản vẽ của hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết đô thị gồm những nội dung được quy định theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2022/TT-BXD như sau:
– Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất là một trong những thành phần quan trọng và phải đề cập đến đầu tiên:
Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất là vị trí, phạm vi ranh giới mà cá nhân lập quy hoạch trong quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Trong sơ đồ này cũng cần thể hiện rõ được mối quan hệ giữa khu vực lập quy hoạch với các ô phố, khu chức năng khác trong quy hoạch phân khu đô thị (nếu có);
Trong bản quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt trừ trước thì sơ đồ vị trí chi tiết đô thị cần thể hiện bằng một bản vẽ nhất định theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị của quy hoạch chung;
– Bản vẽ vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 cần thể hiện rõ được hiện trạng sử dụng đất, các thông tin được thể hiện trên bản đồ; ngoài ra, kiến trúc, cảnh quan và đánh giá đất xây dựng: Hiện trạng của các chức năng sử dụng đất được hướng dẫn theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; những nội dung cho thấy được kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, …);
– Bản vẽ được xây dựng nên cần có bản đồ hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Những yếu tố liên quan đến Giao thông, cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải là một trong các yếu tố không thể không đề cập đến; đồng thời, quy trình để quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường cũng phải được ghi nhận trong bản vẽ này;
– Liên quan đến các bản đồ hiện trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì cần chứa các thông tin về giao thông đi lại, khả năng cung cấp năng lượng và độ chiếu sáng đô thị, vấn đề liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải được nhắc đến; ngoài ra, cả việc quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường;
– Bản vẽ hồ sơ đồ án quy hoạch cần có các bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, cụ thể: Xác minh đầy đủ thông tin về quy mô diện tích, dân số và chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đối với từng lô đất (hình thành bởi các đường cấp nội bộ) trong khu vực lập quy hoạch. Các vấn đề này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; cá nhân thực hiện bản đồ này còn cần tạo ra khoảng lùi công trình đối với các trục đường từ cấp nội bộ; vị trí, quy mô công trình ngầm. Với những khu vực được dùng để làm nhóm nhà ở, khu vực xây dựng nhà ở xã hội (nếu có) thì cũng cần được xác nhận rõ; ngoài ra, những vị trí, quy mô của hệ thống hạ tầng xã hội cấp đô thị trở lên và cấp đơn vị ở (nếu có) trong khu vực. Bản vẽ thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;
– Đồng thời chuẩn bị thêm sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan: Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;
– Bản đồ quy hoạch hệ thống công trình giao thông, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; Ngoài ra, vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm) và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật đến cấp đường nội bộ. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;
– Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật theo từng chuyên ngành: Chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp năng lượng và chiếu sáng, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, hạ tầng viễn thông thụ động và công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;
– Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Bản vẽ thể hiện trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;
– Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có),… Bản vẽ thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết hợp bản đồ địa hình;
– Các bản vẽ thiết kế đô thị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
2. Mức phí cần trả để thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch chi tiết đô thị là bao nhiêu?
Để lập quy hoạch chi tiết đô thị thì cá nhân, tổ chức cần có chuyên môn nhất định. Trong trường hợp không thể độc lập thực hiện xây dựng bản vẽ hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết thì cá nhân tổ chức có thể thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch chi tiết đô thị . Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 20/2019/TT-BXD quy định như sau:
– Các khoản chi phí thuê tổ chức, cá nhân tư vấn nước ngoài lập quy hoạch xác định bằng dự toán nhưng không được vượt quá mức chi phí sau:
+ Khi tiến hành thuê tổ chức tư vấn trong nước thì tổ chức này chủ trì phối hợp với chuyên gia tư vấn nước ngoài để lập nhiệm vụ, lập đồ án quy hoạch: Hiện nay, Mức chi phí thuê tổ chức tư vấn trong nước và chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài không vượt quá 1,5 lần mức chi phí lập nhiệm vụ, lập đồ án quy hoạch tính theo Thông tư này;
+ Hoạt động lập bản vẽ hồ sơ nếu cần sự hỗ trợ từ thuê tổ chức tư vấn trong nước và tổ chức tư vấn nước ngoài thì hai tổ chức này tiến hành phối hợp với nhau để lập nhiệm vụ, lập đồ án quy hoạch: Theo ghi nhận thì mức chi phí thuê tổ chức tư vấn trong nước và tổ chức tư vấn nước ngoài xác định không vượt quá 2,5 lần mức chi phí lập nhiệm vụ, lập đồ án quy hoạch tính theo Thông tư này;
– Đối với trường hợp thuê tổ chức tư vấn nước ngoài thực hiện toàn bộ công việc lập nhiệm vụ, lập đồ án quy hoạch: Mức chi phí thuê tổ chức tư vấn nước ngoài không vượt quá 3,5 lần mức chi phí lập nhiệm vụ, lập đồ án quy hoạch tính theo Thông tư này;
– Trong một số trường hợp bản vẽ hồ sơ có tính chất, yêu cầu phức tạp, đặc biệt và các đồ án quy hoạch được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Thông tư này, mà định mức chi phí thuê tổ chức tư vấn nước ngoài vượt quá định mức quy định tại khoản 1 Điều này thì khi thuê tổ chức tư vấn nước ngoài để lập nhiệm vụ, lập đồ án quy hoạch phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí quy hoạch báo cáo cấp phê duyệt đồ án quy hoạch và quyết định phê duyệt dự toán theo quy định;
3. Phê duyệt dự toán chi phí quy hoạch chi tiết đô thị được thực hiện bởi cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 20/2019/TT-BXD thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quy hoạch được thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Trách nhiệm đối với việc lập nhiệm vụ quy hoạch hoặc tiến hành lập đồ án quy hoạch và chi phí thực hiện các công việc có liên quan đến lập quy hoạch được thực hiện bởi cấp phê duyệt đồ án quy hoạch hoặc cấp được ủy quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí;
– Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch, lập đồ án quy hoạch và chi phí thực hiện các công việc có liên quan đến lập quy hoạch là Bộ Xây dựng, các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Để được phê duyệt các vấn đềliên quan đến lập đồ án quy hoạch và chi phí thực hiện các công việc phải thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 20/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
– Thông tư 04/2022/TT-BXD Hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng liên huyện, vùng huyện, đô thị, nông thôn.