Để lựa chọn được người thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên sơ cấp; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng ngạch chức danh khi được bổ nhiệm phải trải qua kỳ thi tuyển. Vậy thành phần Ban thư ký Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên gồm những ai?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thành phần Ban thư ký Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên:
- 2 2. Thành viên ban thư ký kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp có thể là vợ của người dự thi không?
- 3 3. Ban thư ký kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân có những quyền hạn nào?
- 4 4. Nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên:
1. Thành phần Ban thư ký Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên:
Chào Luật sư, Tôi tên là Thúy An, hiện công tác tại Tp.HCM. Tôi đang tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân. Vậy cho tôi hỏi Luật sư thành phần Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn, chúng tôi gửi bạn câu trả lời như sau:
Cưn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân, Ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC thì thành phần Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên được quy định như sau:
- Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp (sau đây viết tắt là Hội đồng thi tuyển) trong đó gồm có:
+ Chủ tịch Hội đồng đó là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Các ủy viên Hội đồng bao gồm: 01 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Ủy viên Thường trực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy căn cứ theo quy định được nêu trên thì hiện nay Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp sẽ gồm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 01 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Ủy viên Thường trực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Thành viên ban thư ký kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp có thể là vợ của người dự thi không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định tiêu chuẩn Ban Thư ký như sau:
- Là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên;
- Không được cử làm thành viên Ban Thư ký đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột người dự thi hoặc của vợ, chồng người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
- Thành viên Ban Thư ký không phải là thành viên của các Ban giúp việc khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển.
Đối chiếu quy định trên, thì ban thư ký kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Đó là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên;
- Không được cử làm thành viên Ban Thư ký đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột người dự thi hoặc của vợ, chồng người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
- Thành viên Ban Thư ký không được là thành viên của các Ban giúp việc khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc không cử làm thành viên Ban Thư ký đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột người dự thi.
3. Ban thư ký kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân có những quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ban Thư ký như sau:
- Trưởng ban Thư ký sẽ có trách nhiệm trong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên giúp Hội đồng thi tuyển tổ chức kỳ thi theo đúng Quy chế thi tuyển
- Chuẩn bị các văn bản và các tài liệu cần thiết của Hội đồng thi tuyển và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi tuyển;
- Sắp xếp phòng thi thực hiện theo danh sách đã được duyệt;
- Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu liên quan đến việc hướng dẫn ôn tập cho người dự thi (nếu có); sắp xếp phòng thi, niêm yết thông báo, danh sách người dự thi tại địa điểm thi;
- Nhận và tiến hành kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban Coi thi, bàn giao bài thi cho Trưởng ban Phách, nhận bài thi đã được rọc phách và đánh số phách từ Trưởng ban Phách, bàn giao bài thi đã được rọc phách và đánh số phách cho Trưởng ban Chấm thi; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban Chấm thi để tổng hợp, bàn giao bài thi đã có kết quả chấm thi cho Trưởng ban Phách để ghép phách; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi, ghép phách từ Trưởng ban Phách;
- Tổng hợp và báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi tuyển;
- Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo thực hiện theo dấu văn thư của cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, giải quyết theo quy định.
- Thực hiện về việc thu, chi tài chính và thanh quyết toán theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì ban thư ký kỳ thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân có những quyền hạn nêu trên.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên:
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân, Ban hành kèm theo Quyết đinh 328/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên được quy định như sau:
- Hội đồng thi tuyển:
+ Tiến hành tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
+ Công bố các danh sách những người trúng tuyển;
+ Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm đối với người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
- Chủ tịch Hội đồng:
+ Tổ chức các kỳ thi tuyển thực hiện theo đúng quy định, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi tuyển theo quy định;
+ Phân công các nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng thi tuyển;
+ Quyết định về việc thành lập các bộ phận giúp việc: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Phách, Ban Chấm thi và Ban Chấm phúc khảo (nếu có);
+ Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng đề thi và các đáp án, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu giữ các đề thi và đáp án theo quy định; bảo đảm bí mật theo chế độ tài liệu mật
+ Tổ chức, chỉ đạo việc coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy định;
+ Thông báo, quyết định đối với việc công nhận kết quả thi, kết quả trúng tuyển; đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Kiểm sát viên theo quy định.
+ Giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi.
- Ủy viên Thường trực Hội đồng thi tuyển là người giúp Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi tuyển theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.
- Các Ủy viên của Hội đồng thi tuyển sẽ giúp Chủ tịch Hội đồng thi tuyển thực hiện một số nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển.
- Hội đồng thi tuyển sẽ được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong các hoạt động của Hội đồng thi tuyển.chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết đinh 328/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế thi tuyển kiểm sát viên sơ cấp, kiểm sát viên trung cấp, kiểm sát viên cao cấp trong ngành kiểm sát nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: