Hiện nay, nhiều công ty rơi vào tình trạng không khả năng thanh toán và phải thực hiện thủ tục phá sản. Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản, cùng tìm hiểu về quản lý, thanh lý tài sản là gì? Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là gì?
Quản tài viên được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là:” Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”. ( Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4
Từ khái niệm trên và quy định của luật phá sản thì có thể đưa ra được hình thức hành nghề của Quản tài viên bao gồm hai hình thức đó là: Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân và Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Dưới sự quản lý của Pháp luật phá sản thì tại cùng một thời điểm nhất định thì người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chứ không được thực hiện việc đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở doanh nghiệp nào khác hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân như vậy có thể thấy pháp luật quy định điều này để đảm bảo được sự công bằng minh bạch trong quá trình hoạt động của một quản tài viên. Trong trường hợp mà cá nhân là Quản tài viên không thực hiện việc đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý mà thực hiện việc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân thì quản tài viên này cần thực hiện việc đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế của nước Việt Nam.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định dưới góc đọ của pháp luật phá sản là: “Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.” ( Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Phá sản 2014)
Từ khái niệm Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và dựa trên quy định của pháp luật phá sản và các văn bản ban hành kèm theo về vấn đề quản lý, thanh lý tài sản thì các loại hình doanh nghiệp như công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản.
2. Điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:
Nhằm mục đích để việc quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện một cách tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì điều kiện hành nghề của quản tài viên nói riêng và điều kiện hành nghề của doanh nghiệp nói chung, Luật Phá sản hiện hành và các văn bản hướng dẫn liên quan đã quy định về điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của quản tài viên và doanh nghiệp một cách cụ thể, tuy nhiên trong mục 2 này, tác giả chỉ tập trung vào điều kiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, theo đó tại Điều 12
Một là, để được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì cá nhân đó phải là Luật sư, Kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. Người đủ điều kiện nêu ở trên và các điều kiên về có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì được Chính phủ chấp nhận để hành nghề quản tài viên. Ngoài ra thì chứng chỉ hành nghề Quản tài viên được Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.( Điều 12 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản)
Thứ hai, Các loại doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản thuộc hai loại hình sau đây là công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân để được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì hai loại hình doanh nghiệp trên cần đáp ứng các điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản bao gồm: Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên; Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc. Ngoài ra việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được Chính Phủ quy định rất chặt chẽ và chi tiết Tại Điều 13 Luật phá sản 2014.
3. Nhiệm vụ quyền hạn của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
Trên cơ sở quy định về nhiệm vụ quyền hạn của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại Luật phá sản, tại Điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, cụ thể nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề
Bên canh các quyền và nghĩa vụ cơ bản theo điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình thao quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi văn bản cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình đại diện cho doanh nghiệp tham gia vụ việc phá sản cho Thẩm phán, trong đó ghi rõ tên, số, ngày cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của Quản tài viên hoặc các Quản tài viên được cử; trong trường hợp từ chối tham gia vụ việc phá sản thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản.Trong trường hợp Quản tài viên được doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử theo quy định thì bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 22/2015/NĐ-CP thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quản tài viên được cử bị tạm đình chỉ hành nghề, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử Quản tài viên khác hành nghề trong doanh nghiệp thay thế. Trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thể cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp thay thế thì thông báo bằng văn bản cho Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để chỉ định Quản tài viên khác hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khác.
-Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện.
-Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
-Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Thì tác giả bổ sung thêm quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì doanh nghiệp cần thực hiện việc quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
Một là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xác minh, thu thập, quản lý tài liệu và các loại chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Hai là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
Ba là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;
Bốn là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
Năm là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
Sáu là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;
Bảy là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
Tám là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
Chín là, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phép đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã khi trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
-Luật phá sản 2014