Việt Nam hiện nay đang là thành viên của tổ chức Thương mại quốc tế WTO, vì vậy nước ta có cam kết mở rộng thị trường trong đó có thị trường dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề thành lập công ty làm ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Thành lập công ty làm ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quá trình thành lập công ty làm ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của
Bước 1: Các chủ thể muốn thành lập công ty điện tử có vốn đầu tư nước ngoài cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư làm ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định;
– Đề xuất dự án kinh doanh ví điện tử được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề suất được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật, trong đó phải nêu rõ quy mô đầu tư và mục tiêu đầu, phương án đầu tư và phương án huy động vốn;
– Nhà đầu tư kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài được xác định là cá nhân thì phải có các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, nếu như nhà đầu tư kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài được xác định là tổ chức thì phải có giấy chứng nhận thành lập tổ chức đó được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản sao của một trong những loại giấy tờ chứng minh về vấn đề bảo lãnh năng lực tài chính của các nhà đầu tư và báo cáo tài chính của công ty trong khoảng thời gian 02 năm gần nhất.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trong quá trình đăng ký thành lập công ty kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài được xác định là Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở. Sau đó sở kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và khắc dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ kinh doanh ví điện tử, cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do pháp luật quy định, đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, bản thuyết minh về giải pháp kỹ thuật và biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật, hồ sơ nhân sự, giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kèm theo điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức đó. Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước. Có thể nộp trực tiếp hoặc một thông qua dịch vụ bưu chính. Trong thời gian 60 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, ngân hàng nhà nước sẽ thẩm định và cấp giấy phép, nếu từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 6: Mở tài khoản đầu tư vốn trực tiếp và mở tài khoản đảm bảo thanh toán theo quy định của pháp luật. Sau đó thực hiện một số thủ tục khác theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Điều kiện thành lập công ty làm ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty làm ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong phương án đó thì phải đáp ứng được những nội dung tối thiểu sau: Quy trình nghiệp vụ kĩ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, cơ chế bảo đảm khả năng thanh toán, quy trình kiểm tra và kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và đảm bảo thông tin, nguyên tắc chung và quy định về phòng chống rửa tiền, quy định và thủ tục giải quyết yêu cầu khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ kinh doanh ví điện tử;
– Phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 50 tỷ đồng trở lên;
– Phải đáp ứng điều kiện về nhân sự. Theo đó thì người đại diện theo pháp luật, tổng giám đốc hoặc giám đốc của tổ chức phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách, các đội ngũ cán bộ thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông qua hình thức ví điện tử phải có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà họ đảm nhiệm;
– Phải đáp ứng điều kiện về kĩ thuật và nghiệp vụ. Công ty đăng ký kinh doanh ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài phải có cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật phù hợp với quy định của pháp luật, phải có hệ thống thông tin và giải đáp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tổ chức làm ví điện tử có vốn đầu tư nước ngoài phải có công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước dễ dàng kiểm tra và giám sát theo thời gian thực hiện tổng số tiền của khách hàng trên các ví điện tử và tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ đó tại ngân hàng.
3. Một số vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh ví điện tử:
Trong quá trình kinh doanh ví điện tử cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về thời hạn của giấy phép. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong khoảng thời gian 10 năm được tính kể từ ngày tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là ngân hàng nhà nước cấp giấy phép. Trong khoản thời gian ít nhất 60 ngày thì các chủ thể được cấp giấy phép sẽ cần phải gửi văn bản xin cấp lại giấy phép và bản sao của giấy phép đang có hiệu lực tới ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi giấy phép và phải chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong trường hợp:
– Trong khoảng thời hạn sáu tháng được tính kể từ ngày cấp phép mà tổ chức đó không tiến hành hoạt động triển khai quá trình cung ứng dịch vụ trung gian trên thực tế mà không có lý do chính đáng;
– Hoặc trong thời hạn 03 tháng, được tính kể từ ngày ngân hàng nhà nước có văn bản thông báo về việc các tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và phải thực hiện các biện pháp khắc phục, tuy nhiên tổ chức đó không khắc phục được;
– Hoặc tổ chức bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.